Trên trang
danlambao.blogspot.com, ngày 18/5/2018 bloger Bùi Quang Vơm đã có bài viết với
mục đích cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”. Mục đích của
hắn là ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bởi vì, ở Việt Nam, tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được bảo đảm thực hiện bởi sự kết hợp
hài hòa giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Ở nước ta, nhân dân là chủ
nhân của quyền lực chính trị, quyền lực nhân dân là cội nguồn của quyền lực Nhà
nước, quyền lực đó chỉ có thể thực hiện một cách thống nhất dưới sự giám sát của
nhân dân, chứ không thể phân chia, chia cắt, phân rã.
Hiến pháp năm 1992
quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ chính trị, xã hội, pháp lý của mình đều
hướng tới phục vụ nhân dân, thực hiện “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân”. Quyền lực nhà nước là thống nhất do tất cả quyền lực nhà nước thuộc nhân
dân và thống nhất về mục tiêu chính trị: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Sự phân công rành mạch giữa các cơ quan nhà nước là tiền đề quan trọng
để kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Mặt khác, sự phân công đó cũng rất cần thiết để xây dựng một nền hành
chính quốc gia ổn định, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Yếu tố kiểm soát ở
đây không phải là sự “kiềm chế”, “đối trọng”, mà là để tăng sự giám sát giữa
các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước.
Do đó việc thực hiện
cái gọi là “ tam quyền phân lập” là hoàn toàn không phù hợp với thể chế chính
trị của nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét