Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn,
tôn giáo là một vấn đề lớn đối với các quốc gia, nhưng cũng hết sức nhạy cảm. Bởi
nó liên quan đến đời sống tâm linh, thế giới quan, ý thức xã hội của nhiều nhóm
người khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với chính trị - pháp lý trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nó có thể bị chính trị hóa và dễ bị các thế lực lợi dụng,
biến thành công cụ đấu tranh chống đối nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại
của các quốc gia.
Ở
Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm và có chính sách bảo đảm phát triển tự do, công bằng, bình đẳng đối với
các tôn giáo. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đều khẳng định: Đồng bào các tôn
giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong suốt quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Trong từng thời kỳ của
cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới, các chính sách về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo
nhân dân; các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo vệ và phát
triển. Đến nay, trên cả nước có 25.000 cơ sở thờ tự tôn giáo với hơn 22,3 triệu
tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm hơn 25% dân số cả nước. Hầu hết các
tôn giáo lớn trên thế giới, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… đều
có mặt tại Việt Nam, đang cùng chung sống hòa bình, đoàn kết, chung sức xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã giúp đỡ
các tôn giáo tu sửa, tôn tạo nhà thờ, chùa chiền, tu viện.
Vậy
mà Hoàng Lan Mộc Châu ( Danlambao) đã có những luận điệu xuyên tạc cho rằng Đảng,
Nhà nước ta đàn áp và thanh trừng Đạo Hòa hỏa và các tôn giáo ở miền Nam Việt
Nam ngay sau 30/04/1975, ra sức phủ nhận các thành tựu về tôn giáo, thậm chí
còn xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta “bóp nghẹt” tôn giáo, hòng bôi nhọ bức tranh
tôn giáo ở Việt Nam. Liên tục nhiều năm nay, công bố báo cáo thường niên của Bộ
Ngoại giao Mỹ đều nhận xét sai lệch, phiến diện về tình hình tự do tôn giáo của
Việt Nam nói riêng, của nhiều nước trên thế giới nói chung. Thoạt nghe, dư luận
đều đặt câu hỏi, phải chăng họ làm như vậy là thực lòng “quan tâm giúp đỡ” Việt
Nam; muốn đối thoại xây dựng về tôn giáo…Song, những hành động mà họ làm đã cho
câu trả lời hoàn toàn ngược lại. Thực chất cái gọi là “tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” là chiêu bài lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mục đích chống
phá Nhà nước ta. Họ nhân danh bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn, gây mất ổn định
chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, hòng lật đổ chế độ
XHCN ở Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ đó, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
“đàn áp tôn giáo”, giam cầm các “tù nhân lương tâm”, đòi tôn giáo được tự do hoạt
động, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Mọi người đều biết, tôn giáo là một
thực thể xã hội bao gồm các thành tố: Niềm tin tôn giáo, hệ thống biểu tượng,
nghi lễ; hệ thống giáo thuyết; tổ chức nhân sự điều hành việc đạo và đông đảo
các tín đồ… Hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh
thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Trước
các luận điệu sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng,
tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ
quan điểm, chính sách tốt đẹp về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;
thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân không chỉ được quy định
trong Hiến pháp, mà còn được pháp luật bảo vệ và thực thi trên thực tế. Các tôn
giáo ở Việt Nam (dù nội sinh hay ngoại nhập), muốn phát triển đều phải hòa đồng
với văn hóa dân tộc và trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu:
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong đó có lợi ích của
các tôn giáo. Đồng thời, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do, tín ngưỡng
tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; làm cho nhân dân có nhận
thức đúng và chủ động đấu tranh với các hành động sai trái, vi phạm pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét