NV37C - Âm mưu phá hoại niềm tin của nhân dân với Đảng
Chỉ còn vài tháng nữa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với con đường phát triển của đất nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, càng đến gần Đại hội thì các hoạt động chống phá của các phần tử chống đối diễn ra càng rầm rộ hơn. Đặc biệt là vấn đề nhân sự luôn trở thành trọng tâm.
Liên quan đến công tác nhân sự, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35, trong đó đề cập rất rõ đến công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn cả về đạo đức, năng lực trình độ. Gần đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Những văn bản đã có sẽ góp phần lựa chọn ra đội ngũ cán bộ cả 4 cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Hơn nữa, một thực tế ở
Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được
thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và Đại hội Đảng XIII
cũng không ngoại lệ. Nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam được luật quy định là: Phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi
trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,
HĐND. Ví dụ: đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) và đại biểu Quốc
hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đều là những người tự ứng cử. Hoặc, tại cuộc
bầu cử khóa XIV, có 15 đại biểu thuộc diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở
Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử để trở thành đại biểu Quốc hội. Như
vậy chúng ta thấy rõ rằng những luận điệu đưa ra “dự báo”
các chức vụ trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng chỉ là xuyên tạc, vô văn cứ.
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa