Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

NV37I - CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và 5 năm thực hiện Kết luận 21 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN, LP) đã được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp khá đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ theo hướng công khai, minh bạch, phân cấp mạnh cho cơ sở và tăng quyền hạn cho người đứng đầu. Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành Trung ương đã ban hành một số Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách; phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực; chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng. Trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, qua đó góp phần nâng cao chuẩn mực ứng xử, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp.

Những kết quả trên là không thể phủ nhận, nhưng ngày 29/11/2020 đối tượng Lê Thân đã tán phát bài “ Quan điểm về cải cách chính trị thông qua công cuộc phòng chống tham nhũng’, nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, cho rằng các giải pháp  “Không có hiệu quả”; vu cáo Đảng “bao che” cho các hành vi tham nhũng; vu cáo lực lượng chức năng  “đàn áp” những người bất đồng chứng kiến; tuyên truyền làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng; phản đối chế độ một Đảng lãnh đạo của Việt Nam; yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; kêu gọi người dân xuống đường đấu tranh xóa bỏ Đảng.

Có thể nói, kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được trong thời gian qua đó là nhờ sự quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh PCTN; Sự vào cuộc quyết liệt và thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân trong công tác PCTN. Đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, lãng phí được quan tâm với các hình thức đa dạng và phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong công tác PCTN.

Trước những dư luận xấu và xuyên tạc, mỗi cán bộ, Đảng viên chúng ta cần có những nhìn nhận chính xác và tích cực, để công tác phòng chống tham nhũng đạt được những hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...