NV38H - Chiêu trò xuyên tạc, bóp méo về chống tham nhũng cận kề Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Cận kề Đại hội lần thứ XIII
của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đang
ráo riết chống phá, trong đó tập trung vào xuyên tạc, bóp méo công tác phòng,
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.
Công tác phòng, chống tham
nhũng ở nước ta được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị xác định đây là
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ Đảng đã quyết tâm chống
tham nhũng đến cùng, kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, được
nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá
cao. Tuy nhiên các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại
coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, chống phá, bóp méo, bôi nhọ, nhằm mục
đích thực hiện các mưu đồ “diễn biến hoà bình”, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, tiến
tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Điển hình, trên trang facebook Thân Hữu Việt Tân Úc Châu, ngày
12/12/2020 đối tượng Dương Quốc Chính tán phát bài “Tham nhũng và chống tham
nhũng” nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước
ta; vu cáo “Đảng bao che” cho đảng viên tham nhũng; phản đối chế độ một đảng
lãnh đạo của Việt Nam; kêu gọi người dân xuống đường đấu tranh xóa bỏ Đảng
Nghiên cứu về tham nhũng,
nhiều học giả đều thống nhất cho rằng, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực
tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thất thoát, thiệt hại
nghiêm trọng đến các nguồn lực của đất nước, nhân dân, xâm hại đến hoạt động
đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm
niềm tin, cản trở các nỗ lực phát triển đất nước, xã hội.
Suy cho cùng, khi nào xã hội
còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, còn tồn tại nhiều giai cấp
thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính chất nhất định. Do
đó, dù là thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn tại. Và thực tế, tham nhũng
có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều được các nước đặc biệt quan
tâm, xây dựng hệ thống các thiết chế để phòng chống, ngăn chặn, hạn chế, đẩy
lùi.
Phòng, chống tham nhũng là
lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên Hợp quốc cũng ban hành những
Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều quốc gia là thành
viên. Nói như vậy, luận điệu cho rằng “Đảng bao che” cho đảng viên tham nhũng;
phản đối chế độ một đảng lãnh đạo của Việt Nam là một sự quy chụp, xuyên tạc, vô
căn cứ. Cho dù có nhiều đảng ở một đất nước, nhưng cốt yếu tất cả các đảng đó
cũng đều phục vụ cho lợi ích một giai cấp thống trị trên đất nước đó, các đảng ở
các nước tư bản chủ nghĩa cuối cùng cũng chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp
tư sản, giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột, phục vụ cho một số ít người giàu
có ở đất nước tư bản mà thôi. Chúng ta không nhầm lẫn việc dân chủ là ở một đảng
hay nhiều đảng lãnh đạo, mà dân chủ nằm ở giai cấp thống trị ở nhà nước đó; quyền
sở hữu là toàn dân hay tư nhân trên đất nước đó, ở Việt Nam vấn đề sở hữu là của
toàn dân, ở các nước tư bản quyền sở hữu là tư nhân. Đó là mấu chốt của vấn đề
mà mọi người phải nắm được.
Là thành viên có trách nhiệm,
những quy định của Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng được Việt Nam đưa
vào pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng được
Đảng xác định là nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ;
đấu tranh phòng, chống tham nhũng được gọi là đấu tranh với “giặc nội xâm”.
Điều 92 - Luật Phòng, chống
tham nhũng quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí
công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả
người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”, không còn khái niệm “hạ cánh an
toàn” như trước đây. Thực tế, chưa bao giờ như thời gian qua, công tác phòng,
chống tham nhũng được thực hiện với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt như vậy.
Bằng chủ trương lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là
quan trọng, cấp bách.
Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực
phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những
người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can
thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Bằng cách làm bài bản, được tiến hành
kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động
có trọng tâm, trong điểm.
Từ nhận thức thống nhất,
quan điểm kiên quyết, nhất quán, cách làm quyết liệt, bài bản và khoa học, đầu
nhiệm kỳ đến nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm
tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng chống tham nhũng.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90
cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 đồng chí Uỷ viên Trung
ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (02 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sỹ quan
cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Công tác điều tra, xử lý các vụ án tham
nhũng, kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; điều tra, làm rõ bản
chất chiếm đoạt, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản, truy tố, xét xử nghiêm
minh, đúng pháp luật, nhưng cũng rất nhân văn…
Như vậy, bất kể là ai, có chức
vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào, nếu có hành vi tham nhũng,
lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”,
không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ
ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: “Đảng bao che” cho đảng viên tham nhũng là rất
trơ trẽn, nhố nhăng, là xuyên tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống phá Đảng,
Nhà nước. Như vậy, rõ ràng đây là những luận điệu sai trái, thù địch. Âm mưu,
phương thức, thủ đoạn của chúng là:
- Xuyên tạc bản chất ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị ở Việt Nam; đây là một phần
trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
- Xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực
tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Từ đó, nhằm tạo nhận thức sai lệch,
mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, tác động làm tan rã niềm tin của cán bộ,
đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
- Phương thức của chúng là
triệt để lợi dụng không gian mạng, kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các
trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại…“tiền hô hậu ủng”, hậu
thuẫn, cổ suý, tuyên truyền, đăng tải; từ đó đẩy mạnh hoạt động chống phá.
Rõ ràng đây là những âm mưu
thâm độc, nguy hiểm với thương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, mỗi
cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác, nhận
diện đúng, đấu tranh quyết liệt trong điều kiện hiện nay.
Thời điểm này các thế lực thù địch tăng cường các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội Đảng XIII. Bởi vậy, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu tranh, ngăn chặn các “chiến dịch tuyên truyền” này.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ vậy
Xóa