Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

NVD38 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp-niềm tự hào của cán bộ chiến sĩ toàn quân

 

            Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

          Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đảm nhiệm trọng trách lớn lao khi tuổi đời còn khá trẻ (37 tuổi); song với sự học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, Đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Với 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đồng chí luôn tỏ rõ là nhà quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

          Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng có công lao, đóng góp to lớn trong xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại. Từ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ, rồi từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là minh chứng sinh động về sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu tiên trên thế giới, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ ở châu Á đã đánh bại quân đội của một cường quốc châu Âu.

          Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị là người đứng đầu Quân đội, cùng với Bộ Chính trị hoạch định những quyết sách chiến lược. Đại tướng là người sớm có kiến nghị và có nhiều công lao trong việc khẩn trương xây dựng Quân đội Nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại, xây dựng các Quân chủng Phòng không - Không quân, Hải quân, Binh chủng Đặc công, xây dựng đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và tiến thẳng đến dinh lũy của kẻ địch vào ngày toàn thắng.

          Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục hơn 80 năm, Đại tướng đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là một trong những học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ chiến sĩ toàn quân

          Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021). Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc để tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, Quân đội ta và phong trào cách mạng thế giới; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam.

          Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành, gắn bó mật thiết với Nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức thi đua đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

NVD38 - Mọi người dân hãy cảnh giác trước“đại dịch tin giả”

 

Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, đặc biệt, với sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng đã phát tán nhiều tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta. Sự xuất hiện nhiều tin giả về dịch Covid-19 đã gây nên tâm lý hoang mang, bức xúc với người dân.

1. Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội đã tán phát nhiều tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid -19 như: Việt Nam “chủ quan để dịch lây nhiễm, trong khi người dân luôn phải “sống cảnh nơm nớp” thì Chính phủ cứ lo mặc cả nước này, nước nọ, đàm phán mà chưa có vacxin”; “Công nhân bị bỏ đói, không có lương thực trong nhiều ngày, các trường hợp F0, F1 bị bỏ rơi”; “mọi người ơi, mình có thuốc Nam trị Covid-19…”; “Ăn trứng gà chữa được dịch Covid-19”; “một người đàn ông ở Thủ Đức tự thiêu vì bức xúc chính sách chống dịch của địa phương”; “nhiều thi thể chết vì Covid-19 đang xếp hàng dài tại Thành phố Hồ Chí Minh”; thông tin giả mạo, xuyên tạc phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chỉ đạo phòng chống Covid - 19… Nội dung các tin giả, tin sai sự thật tập trung vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vắc xin, xuyên tạc việc sử dụng Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19; sự thật về diễn biến dịch bệnh tại những điểm nóng như: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương… Những thông tin giả, tin sai sự thật này đã gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân về tính hiệu quả của chính sách chống dịch mà Nhà nước đã ban hành; tạo ra sự thiếu an tâm của người dân về hệ thống y tế, hệ thống sinh kế của đất nước; tăng tính hiếu kỳ, chia sẻ với những người xung quanh về đại dịch dẫn đến tâm lý hoài nghi, không tuân theo khuyến cáo y tế, đố kỵ và so bì, gây nguy hiểm đối với sự an toàn, sức khỏe của mỗi cá nhân và đe dọa nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

2. Từ tình hình trên, mọi người dân cần cẩn trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; tránh tình trạng sa đà tiếp tay cho nạn tin giả, tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tránh việc đưa bản thân mình trở thành người vi phạm pháp luật. Cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội. Tránh vội vàng tin, nghe theo những đồn đại vô căn cứ, thông tin chưa được cơ quan chức năng xác nhận; tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng. Đồng thời lên án, đấu tranh phản bác, thông tin cho cơ quan chức năng về những thông tin xuyên tạc, bịa đặt để kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Dịch bệnh sẽ được kiểm soát và ngăn chặn nếu có sự đồng lòng, quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị. Tỉnh táo, cảnh giác, đừng tự hủy hoại tính mạng, sức khỏe của mình, của gia đình và cộng đồng xã hội trước những thông tin giả, thông tin sai sự thật. Điều cần nhất bây giờ đó là hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của bản thân, cùng sẻ chia khó khăn với đồng bào và đất nước, phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay, góp sức trên mọi lĩnh vực, của tất cả mọi người trong toàn xã hội để chúng ta sớm chiến thắng đại dịch Covid-19, trở về sự bình an cho đất nước phát triển./.

NVD38 - Những luận điệu xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, dựa trên sự so sánh khập khiễng với cuộc chiến tranh ở Afghanistan

 

 

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện bài viết của một số đối tượng so sánh cuộc chiến tranh ở Afghanistan với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đây thực chất là những thông tin sai trái, xấu độc mang tính phá hoại về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ba bài viết dưới đây để xem các đối tượng đã xuyên tạc, bịa đặt như thế nào? Đó là các bài viết: “Kabul năm 2021 có phải là Sài Gòn năm 1975?” của Jackhammer Nguyễn; “Afghanistan trong vòng vây Taliban và Sài Gòn năm 1975 có gì khác biệt?” của Minh Dũng và “Chiến tranh Afghanistan đang kết thúc như ở Việt Nam” của Việt Luận.

 Về nguyên nhân cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Jackhammer Nguyễn cho rằng “Cuộc chiến ở Việt Nam là để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Nam Á”. Việt Luận cũng viết “Mỹ vào Việt Nam để ngăn chặn họa Cộng sản từ phương Bắc tràn xuống”. Còn Minh Dũng thì phán “Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam cũng với mục đích là ngăn chặn làn sóng cộng sản như những quân bài Domino tràn xuống Đông Nam Á”.

Thực tế, nhân dân Việt Nam, dư luận quốc tế, trong đó có cả người dân Mỹ đều lên án đó là cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vào Việt Nam. Thế giới còn nhớ mãi hành động tự thiêu của một số người dân ở Mỹ và các nước khác để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Thậm chí có hàng trăm sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam khi hiểu rõ sự thật, đã phản chiến để phản đối hành động xâm lược của Mỹ. Còn với Việt Nam, rõ ràng đây là cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Vì vậy, 3 đối tượng trên không thể có lý do nào ngụy biện được cho hành vi xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến của mình, quân và dân Việt Nam đã kiên quyết, kiên trì, chiến đấu hy sinh với mục tiêu bất di bất dịch là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” để giành thắng lợi cuối cùng cho độc lập dân tộc. Năm 1965, lính thủy quân lục chiến Mỹ vào Việt Nam, cũng là năm Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III của Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân: “Động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Và cả dân tộc Việt Nam đã kiên định thực hiện thành công quyết tâm chiến lược đó.

Ấy vậy mà trong bài “Chiến tranh Afghanistan đang kết thúc như ở Việt Nam”, Việt Luận bịa đặt: “Ở Việt Nam, từ sau Mậu Thân hai ông Richard Nixơn và Henry Kissinger đã đi đêm với kẻ thù, bắt tay, ăn chả giò…rồi ký hiệp định rút quân Mỹ để cho kẻ thù làm gì thì làm”. Cũng theo Việt Luận: “Mỹ bí mật ngoéo tay với Hà Nội”, “Hà Nội từ chối nói chuyện” với “người anh em trong nước”, “Hà Nội một mực bác bỏ Thiệu - Kỳ - Hương”, “chỉ săn đón Mỹ mà thôi”.

Như chúng ta đã biết, trên thực tế, Mỹ không ngừng đánh phá, giết hại đồng bào ta ở miền Nam, dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc, trong đó có cuộc tập kích bằng pháo đài bay B52 tháng 12-1972, ném bom cả vào nhà thương, trường học với ý đồ đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá. Những tội ác dã man ấy đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng! Chẳng lẽ đấy lại là việc “đi đêm”, “săn đón Mỹ” của quân và dân Việt Nam ư?

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai luôn xuyên tạc, bịa đặt về cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân và dân ta nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động Cộng sản là “tàn ác”, “Cộng sản chiếm được sài Gòn thì sẽ có tắm máu”.

Nhưng trên thực tế ngày 30-4-1975, quân cách mạng đã vào Sài Gòn trong niềm vui chào đón của nhân dân, với những giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc của hòa bình, độc lập, của niềm vui chiến thắng, chứ không hề có “trả thù”, “tắm máu”…Thế mà đối tượng Jackhammer Nguyễn vẫn viết liều rằng: “Đoàn người chạy loạn ở miền Nam Việt Nam trong tháng 4-1975 bị thúc đẩy bởi những cảnh giết chóc của lực lượng cộng sản năm 1968, và xa hơn nữa là cảnh đấu tố cải cách ruộng đất 1955”. Đối tượng Việt Luận cũng kết bừa: “Năm xưa Việt Nam có hiệp định chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình”… “để rồi kết thúc bằng máu và nước mắt trong ngày 30/4”.

Chỉ qua những phân tích sơ bộ từ ba bài viết của ba đối tượng trên cũng đã cho thấy bộ mặt thật và những âm mưu, thủ đoạn xấu xa nhằm cố tình bịa đăt, xuyên tạc về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn, hành động xấu, sai trái, thâm độc, ác ý của thế lực, các đối tượng dù là cũ rích hay mới, có thể hiện dưới hình thức nào, so sánh với gì… cũng đều không thể làm thay đổi được sự thật chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại!

 

NVH38 - Đập tan luận điệu xuyên tạc thành quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam

 

Ít ai lường trước được vào thời điểm đồng bào và chiến sĩ cả nước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, dịch Covid-19 lại bùng phát tại Bắc Giang và Bắc Ninh, tiếp đó lan ra một số địa phương khác trên cả nước và đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi diễn biến khá phức tạp. Điều đáng nói, đợt dịch lần thứ 4 này là chủng Covid mang biến thể mới, bùng phát và lan nhanh trong cộng đồng, được coi là dài ngày nhất so với các đợt trước.

Ngay lập tức, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và toàn quân, toàn dân ta đều chung sức, đồng lòng, nỗ lực tham gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước họp xuyên đêm để chỉ đạo PCD; Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn, sự sâu sát của cán bộ các cấp và ủng hộ của nhân dân, dịch Covid-19 trên địa bàn đã cơ bản được khống chế, hàng nghìn trường hợp F1, F2, F3... được truy vết, đưa đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Hằng ngày, các cơ quan truyền thông, báo chí kịp thời thông tin những ca nhiễm mới tới người dân...

Thế nhưng, một số phần tử phản động đã nhanh chóng đăng đàn xuyên tạc, kích động hòng tạo sự hoang mang trong xã hội. Một số trang mạng nước ngoài, một số cá nhân có tâm địa xấu xa rêu rao rằng, việc PCD Covid-19 lần này ở Việt Nam có vẻ chủ quan hoặc “lần này toang rồi”... Đây vẫn là những chiêu bài rất cũ kỹ của những “anh hùng bàn phím” có tư tưởng bất mãn, phản động nhằm đánh lạc hướng, lung lạc niềm tin của nhân dân đối với công tác PCD ở nước ta.

Ai cũng biết, trước, trong và sau cuộc bầu cử, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có sẵn các phương án PCD và nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo các lực lượng cấp tốc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội... đã trực tiếp đến các địa phương nơi dịch bệnh bùng phát để chỉ đạo, động viên chính quyền và nhân dân vững vàng vượt qua dịch bệnh. Nhiều bệnh viện dã chiến được thành lập ngay vùng tâm dịch, hàng nghìn bác sĩ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, Quân đội, các tỉnh, thành phố đã kịp thời chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Hàng nghìn người dân được xét nghiệm, cách ly kịp thời. Người dân cả nước đã chia sẻ về vật chất, tinh thần với các địa phương vùng dịch với tinh thần “tương thân, tương ái”.

Cả một hệ thống chính trị, xã hội được tái khởi động, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, hành động riết ráo khẩn trương của các cấp, các ngành và các địa phương. Cho đến nay, về cơ bản, mọi thứ đã nằm trong tầm kiểm soát. Người dân trong nước, ai cũng đều cảm nhận được sự quyết liệt, quyết tâm cao độ, càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Chúng ta đã có kinh nghiệm và đã khống chế thành công trong các đợt dịch bùng phát vừa qua. Chỉ có những phần tử quá khích lại quá hoang đường, bịp bợm và xuyên tạc vì tức tối trước sự hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu tuân thủ thực hiện đầy đủ khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế (khẩu trang - khử khuẩn - không tụ tập đông người - khai báo y tế - khoảng cách) cùng với chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, nhất định chúng ta sẽ đạt được những kết quả khả quan. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng, nhất là việc xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản và một số mặt hàng khác...

Những việc làm cụ thể đó là minh chứng sinh động, đập tan những luận điệu phản động, vu khống nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, phủ định thành quả của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Dẫu có tuyên truyền, bôi nhọ và xuyên tạc đến đâu thì các thế lực phản động, cơ hội chính trị cũng không thể bẻ cong được sự thật, khi mà nhiều quốc gia, tổ chức uy tín trên thế giới đã và đang đánh giá Việt Nam là hình mẫu, là một trong những nước xử lý đại dịch Covid-19 hiệu quả. Điều đó khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, PCD Covid-19 nói riêng./.

NVH38 - “KHÔNG ĐỂ TIN GIẢ PHÁ HOẠI NỖ LỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH”

 

            Hiện nay nước ta đang hứng chịu đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, đặc biệt, với sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tại Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam dịch bệnh có nguy cơ diễn biến ngày càng phức tạp.

          Công tác phòng, chống dịch bệnh còn có rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước đang chung sức đồng lòng, đoàn kết với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Từ Bắc tới Nam đâu đâu cũng bắt gặp những tấm gương sáng, nỗ lực cùng chung tay giúp Nhà nước chống dịch, san sẻ khó khăn với đồng bào, sự nỗ lực của Nhà nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc trong ứng phó tình hình dịch bệnh, được các tổ chức, hãng thông tấn quốc tế đánh giá cao.

          Trong tuần qua xuất hiện một số đối tượng cơ hội chính trị, phản động, tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng phản động, nội dung vu cáo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các địa phương " có những giải pháp sai lầm'' đối với tình hình dịch bệnh; xuyên tạc Chỉ thị 16 và Nghị quyết số 86 của Chính phủ; kích động người dân " không tin vào chính quyền'' và "nhanh chóng rời khỏi vùng dịch'' đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và đất nước, chống phá, phủ nhận nỗ lực, thành quả mà cả nước đã đạt được, công kích, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động, gây mất an ninh trật tự và làm cho công tác phòng, chống dịch bệnh càng khó khăn hơn. Điển hình như đối tượng Phạm Trần trên trang blog Dân Làm Báo tán phát bài "Việt Nam không thể chống Covid-19 bằng khẩu hiệu''; đối tượng Phạm Minh vũ tán phát bài " Chính phủ không vì dân''... Lợi dụng bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối tượng  Diễm Thi tán phát bài" Quan chức Chính phủ cần tiền hay cần danh dự'', đối tượng Ngô Trường An tán phát bài "Phản biện về bài giáo huấn của bác Tổng Bí thư''...

          Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý một số trường hợp ở Tp. Phan Thiết, thị xã La Gi, Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Phan Hữu Điệp Anh, quận Bình Thạnh… sử dụng facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ nội dung sai sự thật về tình hình dịch bệnh, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

          Để chung tay ứng phó với dịch bệnh, trong lúc này, chúng ta cần:

          Luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống dịch. Hết sức bình tĩnh, hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng, khai báo y tế, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập đông người. Đồng thời, cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, tránh tin, nghe theo những đồn đại vô căn cứ, thông tin chưa được kiểm chứng hoặc cơ quan chức năng chưa xác nhận, tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát và ngăn chặn nếu có sự đồng lòng, quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của bản thân, cùng sẻ chia khó khăn với đồng bào và đất nước.

          Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, trong đó Quân y và lực lượng vũ trang ngoài việc tham gia phòng, chống dịch hiệu quả, chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương có các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, không để bị động, bất ngờ, kiên quyết xử lý các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để xuyên tạc, kích động, chống phá làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cản trở công tác phòng, chống dịch.


 

          Quan điểm nhân văn của Đảng, Nhà nước trong việc đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết tạo được sự đồng thuận và niềm tin lớn trong nhân dân. Qua đó, những giá trị cốt lõi và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái tiếp tục được thể hiện và phát huy. Với tinh thần vô cùng nhân đạo “không ai bị bỏ lại phía sau”, Việt Nam chúng ta đã làm được và lần này chúng ta cũng sẽ làm được. Việt Nam quyết thắng đại dịch.

NVA38 - “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” KHÔNG QUẢN GIAN KHỐ, VẤT VẢ XUNG PHONG TRÊN MẶT TRẬN PHÒNG CHỐNG DỊCH

 

“Bộ đội cụ Hồ” là một danh xưng mà nhân dân ta trìu mến dành cho những người lính cách mạng. Phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” là một bộ phận của phẩm chất con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại Hồ Chí Minh. Phẩm chất cao đẹp đó được xây đắp nên từ sự dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ sự thương yêu đùm bọc một lòng của nhân dân; truyền thống ấy được lưu giữ, kế tục, và xây đắp nên bởi sự dũng cảm chiến đấu, không quản gian khổ và sự hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ; nó được phát triển thông qua thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng, chặng đường xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên nhiều tỉnh thành và nhất là địa bàn các tỉnh phía nam tiếp tục diễn biến phức tạp trong những ngày tới; tiềm ẩn nguy cơ lây lan và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng dịch chung của toàn đất nước. Vì vậy, bất cứ ở đâu có điểm nóng về dịch COVID-19 là bộ đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”. Trong trận chiến không tiếng súng với “giặc” COVID-19 đầy cam go và nguy hiểm này thì vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của Quân đội với nhân dân lại càng phải được phát huy, chiến thắng trận này lại càng tô thắm nên truyền thống đoàn kết quân với dân như cá với nước, tô đậm thêm hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Theo Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bộ Quốc phòng là một trong những lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch và chủ động hỗ trợ, chăm lo đời sống nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quán triệt và chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19; với tầm nhìn và tư duy chiến lược, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thường xuyên chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt “chống dịch như chống giặc”, coi đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình; kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng chống dịch hiệu quả, đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân; bất luận trong tình huống nào, Quân đội cũng phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19, huy động được sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Cũng ngay từ đầu, toàn quân làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận. Quân đội phối hợp bóc gỡ, vô hiệu hóa, xử lý nghiêm tình trạng tin giả và các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, tạo thành mặt trận truyền thông rộng khắp, giữ ổn định dư luận xã hội, củng cố quyết tâm của toàn dân chống dịch bệnh. Sẵn sàng “chia lửa” với ngành y tế và Nhân dân cả nước, lực lượng quân y kịp thời thành lập hàng chục bệnh viện dã chiến truyền nhiễm với hàng chục nghìn giường bệnh, và hàng trăm tổ, đội quân y cơ động từ mọi miền của Tổ quốc vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện công tác phòng chống dịch, làm nhiệm vụ liên tục không quản thời gian, ngày đêm điều trị, góp phần nâng cao năng lực ứng phó. Ngoài ra khi dịch bùng phát ở một số địa phương, các đơn vị chức năng kịp thời có mặt khử trùng, tiêu tẩy, khoanh vùng, dập dịch trên diện rộng, hiệu quả cao.

Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng khẳng định: Trong bất luận hoàn cảnh nào, quân đội luôn xung kích, đi đầu, sát cánh cùng chính quyền, nhân dân các địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19. Bất cứ ở đâu có điểm nóng về dịch COVID-19 là bộ đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, từ truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vaccine đến chăm sóc bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho người dân, bệnh nhân, các lực lượng phòng, chống dịch, lan tỏa hình ảnh cao đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

NVA38 - THẠCH VŨ-KẺ BẤT NHÂN NGỒI CÀO PHÍM XUYÊN TẠC GÂY HOANG MANG DƯ LUẬN

 

Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay đã gần hai tháng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, tình hình dịch, bệnh covid -19 vẫn diễn ra khá phức tạp, số ca nhiễm hàng ngày là con số hàng ngàn và tử vong hàng trăm mặc dù Đảng, Chính phủ, lãnh đạo địa phương cùng nhân dân đã rất nỗ lực trong phòng chống dịch. Do tình hình dịch covid tại đây chưa kiểm soát được nên thành phố tiếp tực phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của chính phủ. Tuy nhiên, các thế lực tìm mọi cách để xuyên tạc sự đồng thuận về biện pháp chống dịch giữa ban chỉ đạo chống dịch của quốc gia với ban chỉ đạo chống dịch thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 22/8/2021 trên trang facebook việt tân, tên phản động FB Thạch Vũ viết bài “đấu đá lớn giữa phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh”. Nội dung bài viết có hàm ý rất phản động, âm mưu đen tối. FB Thạch Vũ và các kẻ cơ hội chính trị lợi dụng chỉ đạo biện pháp chống dịch để kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các đồng chí trong ban chỉ đạo chống dịch quốc gia và các đồng chí lãnh đạo chống dịch địa phương, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh. Kẻ phản động cho rằng ban chỉ đạo chống dịch thành phố không thực hiện lệnh chống dịch của trưởng ban chống dịch quốc gia. Quan điểm này là hoàn toàn bịa đăt, thể hiện rõ mưu đồ chống phá nhà nước, chống phá Đảng, không hề mang lại lợi ích gì cho nhân dân.

Ta có thể khẳng định rằng Chủ trương, biện pháp phòng chống dịch của Ủy ban thành phố cũng là tinh thần chỉ đạo, lãnh đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, đúng với chủ trương của Đảng, điều hành của Chính phủ. Bên cạnh sự tự lực tự cường chống dịch của thành phố Hồ Chí Minh sử dụng các lực lượng công an, quân đội, y tế tại chỗ thì thành phố cũng được hỗ trợ điều hành bổ sung lực lượng, cơ sở vật chất của Trung ương. Sở dĩ, tại sao Ban chỉ đạo Trung ương lại điều phối các lực lượng ở nơi khác vào giúp thành phố? Điều đó thì người dân ai cũng hiểu rõ, đó là tình trạng quá tải về khả năng tự phục vụ nhân dân của các lực lượng chức năng thành phố trong thời gian giãn cách. Để người dân yên tâm ở yên tại chỗ, người bệnh được chăm sóc chu đáo, bệnh viện không quá tải thì phải bổ sung thêm các lực lượng quân đội, y tế, công an ở các nơi khác… Tuy nhiên, những kẻ cơ hội chính trị có lẽ không hiểu hoặc cố tình không hiểu để rồi lợi dụng điều đó “chọc gậy bánh xe”, xuyên tạc, chống phá biện pháp chống dịch, chúng cho rằng nhà nước không tin tưởng vào các lực lượng sở tại. Trong những ngày qua dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã điều hơn một ngàn cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, học viên, học viên quân y vào miền Nam chống dịch cùng với các lực lượng bộ đội Quân khu 7. Những lúc khó khăn thì phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” lại càng thêm tỏa sáng. Họ không sợ gian khổ, hy sinh để cuộc sống của người dân được êm ấm. Điều đó thể hiện nghĩa cử cao đẹp của Đảng, sự quan tâm sát sao của ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia

Những cống hiến của người lính áo trắng và áo xanh đối với thành phố Hồ Chí Minh cho cuộc sống bình yên của người dân thì người dân nơi đây cũng chẳng có tư tưởng phân biệt người phục vụ cho mình sinh ra và lớn lên ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, âm mưu chia rẽ đoàn kết giữa lãnh đạo trung ương và lãnh đạo địa phương cũng sẽ bị đập tan, chẳng có người dân nào tin vào điều đó.

NVC38 - VĂN LO VIỆC NƯỚC VĂN THÀNH VÕ VÕ THẤU LÒNG DÂN VÕ HOÁ VĂN

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là anh cả của toàn quân. Với Đại tướng họ Võ lừng danh có rất nhiều bài thơ ca ngợi ông cùng với những câu đối thêu trên các bức trướng mừng ông. Câu đối mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi: Hoàn cầu có một, không có hai. Bài báo có đề cập câu đối Văn lo vận nước văn thành võ/ Võ thấu lòng dân, võ hoá văn được cho là của một cựu chiến binh. Tuy nhiên, tác giả của câu đối này là của một nhà giáo.Toà soạn nhận được thư của một độc giả, khẳng định câu đối trên không phải của một cựu chiến binh mà của ông Hồ Cơ - một nhà giáo, nhà báo viết mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 90 tuổi vào năm 2000.

        Ngay sau khi nhận được thông tin trên, PV Tiền Phong đã tìm gặp ông Hồ Cơ, hiện trú tại phòng 9003, toà nhà 101- Láng Hạ- Ba Đình - Hà Nội. Ông Hồ Cơ năm nay đã ở tuổi 89, từng là hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn Nghiêm - Quảng Ngãi. Sau này, ông Hồ Cơ làm thư ký toà soạn báo Người giáo viên nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. Từ năm 1976 đến 1987, ông Hồ Cơ làm Phó Giám đốc NXB Giáo dục. Ông Hồ Cơ quê ở Nghệ An, sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi.Trò chuyện với PV, ông Hồ Cơ cho biết: Năm 2000, CLB thơ Thành Công do ông làm chủ nhiệm xuất bản tập thơ Tuổi trăng tròn để kỷ niệm 15 năm thành lập. “Dịp ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng tròn 90 tuổi và Ban chủ nhiệm đã cho in câu đối trên của tôi vào tập thơ, coi đó như một món quà mừng thọ Đại tướng. Sau khi in, tôi và một số anh em trong CLB có đến nhà tặng Đại tướng tập thơ Tuổi trăng tròn trong đó có câu đối về Đại tướng” - Ông Hồ Cơ nhớ lại - “Khi đọc câu đối, Đại tướng cứ ngồi yên lặng, rất chăm chú từng câu từng chữ. Phu nhân của Đại tướng, Giáo sư Đặng Bích Hà thấy lạ lại gần Đại tướng. Tôi xin phép mở tập thơ và đưa cho Giáo sư Đặng Bích Hà đọc câu đối mà tôi viết về Đại tướng. Sau khi đọc rất kỹ, phu nhân của Đại tướng thốt lên: “Chưa có ai nói về anh Văn đúng và hay như vậy”.

Nhân dịp mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, Đại tá Nguyễn Huyên, người trợ lý lâu năm nhất của Đại tướng, viết: “Là một trí thức tham gia cách mạng, anh đã may mắn sớm gặp được Bác Hồ, được Bác giao nhiệm vụ, rèn luyện thử thách trong thời kỳ đầu cách mạng. Với nhãn quan sắc sảo, Bác Hồ đã sớm phát hiện ra phẩm chất và tài năng của anh. Một thầy giáo, người làm việc văn mà tiềm ẩn bên trong một tài năng về võ. Bác và Đảng đã tin tưởng giao cho anh phụ trách quân sự… Mặc dầu giao cho anh việc Võ, nhưng Bác vẫn gọi anh là Văn. Phải chăng, Bác Hồ muốn căn dặn làm việc Võ nhưng phải trên nền Văn?”.

Ông Hồ Cơ luôn coi Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những thần tượng với sự kính trọng, yêu mến và tin tưởng tuyệt đối. Ngoài câu đối trên, ông Hồ Cơ còn có câu đối khác về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng.

NVC38 - THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI VỀ 10 TRẺ EM Ở PHỐ ĐỘI CẤN MẮC COVID-19 LÀ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT

 

Đại diện lãnh đạo quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, thông tin trên mạng xã hội về 10 trẻ em ở phố Đội Cấn mắc COVID-19 là thông tin sai sự thật.

Trên mạng xã hội đang xuất hiện thông tin: "Ngõ 68 Đội Cấn có F0 bị phong toả, nhưng khu dân cư vẫn cho trẻ em ra sân chung chơi. Giờ hơn 10 trẻ từ 2 - 10 tuổi bị F0. Phố Đội Cấn đang bị phong toả", đi kèm với hình ảnh xe cứu thương và số đông người mặc đồ bảo hộ phòng chống COVID-19.

Trước sự việc này, chiều 17/8, đại diện quận Ba Đình khẳng định: Nội dung trên mạng là không đúng sự thật. Ngõ 68 Đội Cấn không có sân chơi, chỉ có sân sinh hoạt chung của các hộ gia đình trong ngõ. Từ khi ngõ có ca F0 và bị phong toả, trong ngõ 68 có 3 cháu bé dưới 10 tuổi hiện là F0, chứ không phải hơn 10 cháu. Bên trong khu vực phong toả không hề có việc tụ tập đông người.

NVB38 - Quân đội luôn đi đầu trên các “mặt trận” phòng, chống dịch COVID-19

 

Bất cứ ở đâu có điểm "nóng" về dịch COVID-19 là quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”.

Đợt dịch COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay đã gần 4 tháng, được xem là đợt dịch phức tạp và nguy hiểm nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện, với đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa biến chủng, đặc biệt có tốc độ lây lan nhanh, mạnh, và khó lường hơn. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Bộ Quốc phòng xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào, quân đội luôn là lực lượng đi đầu phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm dập tắt dịch bệnh. Quân đội trước hết là lực lượng quân y đã kiện toàn gần 2.000 tổ lấy mẫu, 500 tổ xét nghiệm cùng hệ thống máy xét nghiệm, kết hợp với y tế địa phương chẩn đoán nhanh người bị mắc. Lực lượng của Học viện Quân y, Bệnh viện 175, các bệnh viện 7A, 7B với hơn 1.000 người được huy động tham gia các tổ lấy mẫu và xét nghiệm, mỗi ngày xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu.

Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 7, Quân khu 9 và các đơn vị đóng quân trên địa bàn chủ động triển khai sớm các điểm cách ly tập trung; cử lực lượng tham gia quản lý các điểm cách ly do địa phương tổ chức. Đồng thời thành lập hàng trăm tổ, đội cơ động, tổ chuyên khoa, tổ truy vết COVID-19 và hàng trăm tổ lấy mẫu xét nghiệm. Các bệnh viện dã chiến của Bộ Quốc phòng cũng nhanh chóng được thành lập để điều trị cho bệnh nhân COVID-19…

Cùng với lực lượng quân y “chiến đấu” ở vòng trong, thì ở vòng ngoài, lực lượng biên phòng cũng tăng cường lực lượng, căng mình tổ chức kiểm soát chặt chẽ biên giới. Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, nhiều cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng thực hiện tuần tra, chốt chặn biên giới trong thời gian rất dài, phải tạm hoãn việc cưới vợ, có người không thể về chịu tang bố, mẹ...

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca tử vong tăng cao, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống y tế quá tải. Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TPHCM, từ ngày 8/8, Bộ Tư lệnh TPHCM bắt đầu triển khai nhiệm vụ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID tử vong đến từng gia đình. TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện quyết định nhân văn này. Và quân đội tiếp tục là lực lượng được thành phố tin tưởng giao nhiệm vụ.

Với quyết tâm đến 15/9 TP HCM sẽ kiểm soát được dịch bệnh. Tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về phòng chống dịch Covid-19. Thủ tướng yêu cầu, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, với sự phối hợp của các lực lượng khác, quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn.

 

NVB38 - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và bài học về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “công trình khoa học” lớn nhất của Đảng và dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, là một điển hình thành công về nghệ thuật chủ động tạo thời cơ, nắm bắt và chớp đúng thời cơ để lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Lịch sử đã chứng minh: Cách mạng tháng Tám 1945 không phải “sự ăn may” mà nổ ra và giành thắng lợi là do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lựa chọn con đường cách mạng; dân tộc ta đã kiên cường chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng suốt 15 năm, trải qua các phong trào cách mạng như: Phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Phong trào dân chủ 1936-1939; Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

Tổng khởi nghĩa chính thức diễn ra từ đêm 13 rạng sáng 14/8/1945 đến ngày 28/8/1945, đã giành được chính quyền về tay nhân dân trong cả nước mau lẹ, ít đổ máu là vì có sự chuẩn bị chu đáo: Chuẩn bị về chủ trương, đường lối; lực lượng cách mạng; xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng, sau đó phát triển thành Cao-Bắc - Lạng; chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. Nếu không chủ động sẵn sàng các điều kiện từ bên trong thì khi thời cơ đến cũng sẽ không thể giành thắng lợi. Do đó, thành quả Cách mạng tháng Tám 1945 là hiện thực, có giá trị vĩnh hằng, không thể phủ nhận.

Cách mạng Tháng Tám để lại nhiều bài học quan trọng, trong đó có bài học về nắm vững thời cơ, chủ động đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức, bảo vệ thành quả cách mạng trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề hệ trọng, xuyên suốt mọi thời kỳ.

Hiện nay, tình hình Biển Đông liên tục có những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện “diễn biến hòa bình”, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, bài học phân tích, dự báo tình hình, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong Cách mạng Tháng Tám vẫn còn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa trong quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng cần kiên định ý chí độc lập, nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

NVB38 - LỢI DỤNG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

 

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ bởi biến chủng Delta ở Việt Nam. Lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp ở nhiều địa phương, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã xuyên tạc, bóp méo chính sách phòng, chống dịch của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục đích gây hoang mang, kích động trong nhân dân, chia rẽ nhân dân với chính quyền hòng phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối loạn xã hội, làm suy giảm hiệu quả phòng, chống dịch ở nước ta hiện nay.

Trong khi nhiều tờ báo quốc tế chính thống đã đồng loạt đưa tin và có những đánh giá khách quan về các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, bảo đảm mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch, vừa tiếp tục bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, bảo đảm an sinh xã hội, “không để ai bị bỏ lại phía sau”,... Thì, những phần tử phản động, bất mãn chế độ đã sử dụng mạng xã hội tung tin giả mạo, vu cáo và kích động người dân chống đối các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền. Chúng rêu rao rằng: Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồi nhân dân các cấp vừa qua đã làm bùng phát đại dịch Covid-19, làm cho con số lây nhiễm tăng nhanh, “Đảng Cộng sản Việt Nam hy sinh sức khỏe người dân để đổi lấy sự trang trí cho chế độ”,... Ngoài ra, chúng còn xoáy sâu vào những khó khăn trong thời kỳ giãn cách xã hội nhằm kích động tâm lý bất mãn của một bộ phận người dân, như: “Mùa dịch Covid, Đảng không giúp dân mà “ngăn sông cấm chợ” tức là giết dân”; “chỉ biết ra lệnh phong toả, cách ly rồi mặc dân sống chết ra sao”; “ai sẽ giúp người nghèo không chết đói giữa lúc phong toả”;...

Những luận điệu thù địch, sai trái, kích động của các thế lực thù địch chỉ là các chiêu trò cũ kỹ, phản động, lừa bịp, vu khống,... nhằm làm cho tình hình thêm phức tạp, khó khăn trong bối cảnh đất nước đang ra sức chống dịch. Mục đích của các thế lực thù địch, phần từ chống đối, cơ hội là nhằm kích động chia rẽ vùng miền, làm suy yếu sức mạnh trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và sâu xa hơn là âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Trước những luận điệu và chiêu trò của thế lực thù dịch, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân phải luôn đề cao cảnh giác, đồng thời phải thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí tiếp tục tuyên truyền các chính sách phòng, chống dịch Covid- 19 của Đảng, Chính phủ, chính quyền các địa phương và vận động người dân tích cực, chủ động thực hiện nghiêm các biện phòng, chống dịch; đồng thời, bình tĩnh, tích cực bằng những việc làm hữu ích chung tay đồng lòng, giúp đỡ mọi người cùng vượt qua đại dịch.

NVI38 - Vạch trần tin giả: “Quân đội chĩa súng ép dân tiêm vaccine”

 

Trong lúc TP.HCM đang chống dịch quyết liệt, lực lượng quân đội được điều động đi khắp các vùng đỏ, cam, vàng, xanh để cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân. Người dân ai nhận được quà cũng cảm ơn, xúc động và hạnh phúc ngập tràn. Thế nhưng có một số người vô tâm bịa ra chuyện quân đội vào TP.HCM để “chĩa súng ép dân tiêm vaccine”.

Vừa mới đây, đối tượng Lê Mỹ Hạnh bịa hẳn ra câu chuyện người dân ở Hóc Môn bị quân đội vào tận nhà ép tiêm vaccine. Lê Mỹ Hạnh cũng nói, bản thân mình cũng bị ép tiêm vaccine. Có lẽ, không cần nói nhiều cũng đủ biết đối tượng này dựng chuyện, nói xạo.

Thứ nhất, chủ trương của TP.HCM đã được Bí thư Nguyễn Văn Nên truyền đạt rất rõ, rất sâu và rất rộng trong toàn dân: Không ép bất cứ ai tiêm vaccine. Tiêm vaccine đó là quyền lợi để bảo vệ sức khỏe của mình, khi bản thân không muốn thì không ai ép được.

Thực tế như những clip lan tỏa trước đây ai cũng thấy, người tiêm vaccine không đồng ý tiêm thì đi về và không ai cản trở. Thậm chí, chính quyền địa phương còn nhắn tin, căng băng rôn in đậm thông tin loại vaccine tiêm là gì, để người dân chủ động, đỡ lãng phí thời gian.

Thứ hai, trong tình hình dịch bệnh hiện nay tại TP.HCM, có thể nói vaccine hiện nay với TP.HCM là “tấm lá chắn” để phòng dịch. Hiện TP.HCM chưa đủ vaccine để phủ đều cho tất cả người dân đang nằm trong danh sách đăng ký tiêm, vẫn còn rất nhiều người dân có nguyện vọng tiêm mà chưa có thuốc.

Như thời gian qua ai cũng thấy, dù vaccine loại gì, thậm chí là những buổi tiêm vaccine Sinopharm thì hình ảnh người dân xếp hàng dài chờ đến lượt tiêm không phải là hiếm. Thì lấy đâu dư vaccine và quân đội lấy đâu nhân lực đi vào từng nhà dân ở Hóc Môn để khống chế “ép dân tiêm vaccine”?

Có câu: “Không tạo việc ác đã là cứu độ”. Chỉ cần Lê Mỹ Hạnh ngồi yên trong nhà chống dịch, thân – khẩu – ý đừng phao tin thất thiệt, gieo rắc sự lệch lạc, thải ra cuộc sống thêm “nùi rác – tin giả” thì đã là giúp cho dân, cho đất nước nhiều rồi. Lê Mỹ Hạnh không giúp ít cho dân, thì cũng đừng phá hoại, tấn công, làm tổn thương những người ngày đêm phục vụ nhân dân.

Trên tài khoản mạng xã hội của Lê Mỹ Hạnh, tìm đỏ mắt cũng không thấy một ngôn từ nào thương lấy thành phố, thương người dân đang sống ở nơi đây, không giúp dân dù chỉ là một lời động viên. Nhưng bịa chuyện, bôi bác, công kích những người giúp dân thì không đếm xuể.

Dịch bệnh khốc liệt, trong giây phút càng căng thẳng thì người dân chúng ta càng phải tỉnh táo để nhận diện thông tin thật, giả và phân biệt đâu là những người đang vì dân mình mà dấn thân phục vụ. Dịch bệnh đã đem đến nhiều vất vả lắm rồi, virus đã đủ làm cho con người mệt mỏi, đôi lúc bất lực vì những mất mát, xót xa. Nhưng đau lòng hơn tất cả là những con người như đối tượng Lê Mỹ Hạnh, cũng là máu đỏ, da vàng lại có trái tim lạnh, quay lưng với nỗi đau đồng bào, ra sức phá hoại thành trì chống dịch bằng tin giả.

NVI38 - Sự thật sau thuyết âm mưu về ‘Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh’

 

Mạng xã hội đang lan truyền bài viết về cái gọi là ‘cuộc đấu đá giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Lãnh đạo TP.HCM’. Một kịch bản quen thuộc về thể loại ‘cung đấu’ đầy kịch tính, và dĩ nhiên cốt chuyện cũng không thiếu những ‘thuyết âm mưu’ kinh điển kiểu như: ‘Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê phán nặng lời, ra nhiều thứ lệnh cho Lãnh đạo TP.HCM; Khích tướng cách chức Chủ tịch Nguyễn Thành Phong; Đưa quân đội miền Bắc vào trấn áp, hăm họa ban hành tình trạng giới nghiêm đề phòng thành phố làm loạn;...’ Để tạo cho thông tin đưa ra như thật, kẻ tung tin còn bồi thêm câu ‘tin nội bộ’…

Kể ra, khả năng sáng tác của kẻ đã nghĩ ra kịch bản trên cũng không tồi, tuy nhiên, nhiều người cũng dễ nhận ra những sự thật hiển nhiên: Thứ nhất, quyết định luân chuyển Chủ tịch Nguyễn Thành Phong về giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị chứ chả liên quan gì đến Phó Thủ tướng như kịch bản miêu tả; Thứ 2, các sĩ quan quân y được huy động vào giúp TP.HCM để ‘ai ở đâu ở yên đấy’, giúp các giải pháp phòng chống dịch có thể triển khai, phát huy hiệu quả tốt hơn. Ngoài nhiệm vụ kiểm tra, khám chữa bệnh cho người dân, thì hàng nghìn chiến sĩ sẽ giúp vận chuyển, phân phát lương thực, thuốc men cho người dân, để người dân yên tâm ở yên tại chỗ nữa. Còn nói về dẹp loạn, vài anh ‘dân chủ giả hiệu’ ở TP.HCM thì chỉ cần một tiểu đoàn cảnh sát cơ động, trang bị đầy đủ là thừa sức rồi, cần gì mất công đưa bộ đội từ miền Bắc vào làm gì. Cứ ra rả, hô hào lớn tiếng ‘đại diện đấu tranh dân chủ’ mà toàn nói trắng thành đen, cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề. Như vậy thì làm sao tạo dựng uy tín được với ai? Ai thèm nghe theo?!.

Dù chưa đầy đủ thì xem ra mấy điểm khái quát trên đây cũng đã cho thấy, dù các ‘nhà dân chủ’ biến hóa ra sao, uốn éo giọng lưỡi như thế nào thì vẫn không thể che giấu, không thể thoát ra khỏi bản chất cố hữu đã làm ra họ. Họ gồng mình ngông cuồng, dối trá, cố tình vi phạm pháp luật để có tiếng tăm rồi được nước ngoài cưu mang cho định cư. Các “nhà dân chủ” Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…đi đúng lộ trình như vậy, tới khi được ra nước ngoài rồi thì họ hiện rõ nguyên hình. Thế nên có người đã nói “tin theo họ thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn”, quả không sai!

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

NVH38 - Đoàn kết tạo nên sức mạnh chiến thắng đại dịch

 

Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu, làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, được hun đúc trong chiều dài lịch sử, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc với cơ sở đoàn kết đã tạo cho cộng đồng người Việt sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên suốt quá trình dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử. Thời kỳ Bắc thuộc trên một ngàn năm, dù bị áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nhưng nhân dân ta đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh, đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt, kết thúc hoàn toàn thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, giành độc lập tự chủ cho dân tộc. Sử sách cho thấy, truyền thống đoàn kết của dân tộc được phát huy cao độ trong các triều đại phong kiến Việt Nam đã đem lại thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mỗi khi đất nước đứng trước những thời cơ, thách thức mới, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có thư kêu gọi toàn quốc như: Thư kêu gọi khởi nghĩa vào tháng 8/1945; Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946); Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1966) để huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Nhờ sức mạnh đoàn kết của toàn dân, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ, dù phải đương đầu với những kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn mình nhiều lần, nhưng dưới dự lãnh đạo của Đảng con thuyền cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu rộng tới đời sống nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân cần tập trung mọi nguồn lực, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Tổng Bí thư kêu gọi: “Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng” là lời hiệu triệu, tiếp thêm động lực, ý thức trách nhiệm chung cho toàn Đảng, toàn dân đẩy lùi dịch bệnh.

Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân” đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19. Những tấm lòng, sự đoàn kết, sự sẻ chia của nhân dân, những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các địa phương đã được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: Người góp tiền, người góp công, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí…; những đội xung kích tình nguyện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời cho người dân yếu thế; sự tự nguyện của đội ngũ y, bác sĩ đã nghỉ hưu, của sinh viên các trường Y, các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân xung phong ra tuyến đầu chống dịch; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19; sự đoàn kết của những chiến binh áo trắng các tỉnh thành không quản ngại hiểm nguy, nơi không có dịch tăng cường lực lượng hỗ trợ nơi có dịch để tổ chức xét nghiệm, cách ly, chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân… Sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ để không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch bệnh đã thể hiện quyết tâm, sự đoàn kết trong phòng, chống dịch bệnh của cả dân tộc. Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19.

Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng, chung sức của nhân dân, Việt Nam đã khống chế thành công cả 3 đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, coi là tấm gương trong phòng chống dịch COVID-19.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 bùng phát lần 4 này, diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, số ca nhiễm tăng cao, nhưng sự đồng lòng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường mới. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư thể hiện niềm tin tất thắng để Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19, “góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta”.

 

 

 

 

NVH38 - Phơi bày bản chất xuyên tạc

 

Thời gian qua, Việt Nam phải đối diện đợt bùng phát thứ Tư dịch bệnh Covid-19. Cả hệ thống chính trị và nhân dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã nỗ lực quyết tâm để đẩy lùi, từng bước chiến thắng đại dịch. Tuy nhiên, lợi dụng dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở một số địa phương các thế lực thù địch, phần tử phản động, đối tượng cơ hội chính trị lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc công tác phòng chống dịch, hòng chống phá sự nghiệp cách mạng, gây tâm lý hoang mang, bức xúc với người dân.

Chúng xuyên tạc tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tạc Chỉ thị 16 của Chính phủ, cho rằng “Đảng đang biến địa phương như những trại tù”; vu cáo các cơ quan truyền thông “bưng bít” thông tin và chính quyền “không quan tâm đến đời sống nhân dân”; bôi nhọ nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, đòi xóa bỏ giãn cách; kích động người dân không thực hiện các biện pháp của chính quyền. Chúng cong dựng chuyện về số người mắc bệnh và số ca tử vong do dịch Covid-19 nhằm gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận về tình hình dịch. Xuyên tạc, phê phán hệ thống chính trị lơ là, thờ ơ với công tác phòng, chống dịch bệnh. Bằng cách cắt ghép từ nhiều nguồn tin khác nhau, gán ghép theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người”, “nói không thành có”, các phần tử phản động, đối tượng cơ hội chính trị âm mưu tạo ra bức tranh đen tối về đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, hòng gây tâm lý hoang mang cho nhân dân trong nước. Xa hơn nữa là làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

Để gia tăng quy mô, ảnh hưởng của hoạt động chống phá, nhiều tổ chức phản động lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các trang VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, lợi dụng mạng xã hội để tán phát các thông tin xuyên tạc…một số trang tin, tổ chức không có thiện chí với Việt Nam đã đăng tải những bài viết xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực cố gắng trong công tác phòng chống dịch ở Việt Nam.

Kể từ khi xảy ra đại dịch, từ Trung ương đến địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung lãnh đạo, tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần quyết liệt, thần tốc “chống dịch như chống giặc”, bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng người dân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngăn chặn đại dịch Covid -19, đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Không có quốc gia nào tự chống chọi với đại dịch chỉ bằng sự quyết tâm của Chính phủ. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng. Những luận điệu xuyên tạc của các tổ chức, cá nhân về công tác phòng, chống Covid-19 của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cũng như xúc phạm đến danh dự, hình ảnh của các cá nhân, tổ chức tham gia phòng, chống dịch là việc làm của những kẻ lạc điệu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Sự thật và thành quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam đã và đang khiến mọi ý đồ hằn học, chống phá của những kẻ hiềm khích, chủ mưu chống phá cách mạng Việt Nam thất bại.

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...