Hiện nay, một số cá nhân, tổ
chức đã thông qua các tin bài trong group để đưa lên các các trang cá nhân,
diễn đàn với sự đa dạng về nội dung và đối tượng tiếp cận như nhân danh chuyên
gia y tế, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự của người trong khu cách ly, quan điểm
của người được cho là nổi tiếng, nghệ sĩ … Từ đó, họ mở rộng các góc độ tiếp
cận cho người đọc để tiến hành xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng các số liệu về
tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Thông qua hệ thống các trang tin trên, một số cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nước đã không ngừng đăng tải các thông tin, nội dung
xuyên tạc sự thật lên mạng xã hội theo hiệu ứng “sóng nước”, tạo thành một làn
sóng thông tin sai lệch tràn ngập, gây hoang mang cho người dân. Đây được coi
là phương thức phổ biến và nguy hiểm mà các đối tượng xấu lợi dụng, dễ kích
động người dân trong việc tuyên truyền, xuyên tạc thông tin trên mạng internet.
Có thể kể đến như hoạt động lợi dụng kẽ hở trong việc
quản lý và sử dụng tên miền của các web trên không gian mạng để lập các trang
web giả của cơ quan, tổ chức Nhà nước để tiến hành đăng tải các nội dung tuyên
truyền, thông tin sai sự thật về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 khiến
cho người đọc khi truy cập khó phân biệt được đâu là trang tin thật, đâu là
trang tin giả.
Ngoài ra, các đối tượng còn tiến hành tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu với giải thưởng có giá trị về vật chất trên không gian mạng như
cuộc thi viết bài về tình hình thời sự, chính trị, xã hội trong nước trong bối
cảnh dịch COVID-19 do nhóm “Tuổi trẻ Việt Nam và đất nước” phát động, với phần
thưởng là máy tính xách tay macbook air, ipad, iphone, qua đó đã thu hút sự chú
ý và tham gia của nhiều người, nhất là học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
Việc tổ chức các cuộc thi này chỉ là cái cớ nhằm lấy
giá trị tiền bạc của giải thưởng để che giấu ý đồ thu thập thông tin, cũng như
âm mưu tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên không gian mạng, tạo cơ hội
để các đối tượng xấu viết bài đả phá chế độ. Qua đó, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thu
được nhiều tin tức về tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam, đồng thời còn
tác động đến nhận thức của những người tham gia viết bài, gây hiểu sai về chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác phòng, chống
dịch COVID -19.
Việc sử dụng mạng xã hội khi xảy ra các vụ việc nhạy
cảm, phức tạp hay các vấn đề thu hút sự chú ý của người dân như công tác phòng,
chống dịch COVID – 19 để xuyên tạc, bịa đặt, tiến tới kích động luôn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh, trật tự và hiệu quả của các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh. Do đó, việc nhận
diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 tại Việt Nam, góp
phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong
thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét