Thời gian vừa qua, nhiều đối tượng đã bị
xử lý nhiều vì tung tin xuyên tạc về kết quả truy vết F0, xét nghiệm, điều trị
bệnh nhân Covid-19 và các chính sách của các tỉnh thành về thực hiện các biện
pháp phòng chống Covid-19. Dễ dàng nhận ra hành vi của các đối tượng này là sử
dụng công nghệ cắt ghép, chỉnh sửa, làm sai lệch kết quả trên nhiều mẫu xét
nghiệm, giả danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế... lấy danh nghĩa
“chuyên gia” phát ngôn về nhiệm vụ chống dịch rồi tung lên mạng để câu like,
câu view. Từ những sản phẩm photoshop này được chia sẻ, lan truyền trên cộng đồng
mạng, gây hoang mang dư luận. Kiểu sử dụng ngôn từ phản cảm, gây sốc này khiến
văn bản giả được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Từ nhiều vụ việc vi phạm pháp luật bị
điều tra, xử lý, các đối tượng đã khai, họ sử dụng trò lố để tăng lượng tương
tác trên trang cá nhân nhằm bán hàng online, kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Hình thức,
sản phẩm của các chiêu trò này được coi là “rác” trên không gian mạng. Thực
trạng này đã có từ lâu và đang diễn biến phức tạp, “ăn theo” đại dịch Covid-19.
Thông tin “Rác” là mặt trái của đời
sống xã hội trên không gian mạng, vì thế nó tồn tại và phát triển theo dòng
thời sự chủ lưu của đời sống kinh tế - xã hội. Có một nghịch lý là những sản phẩm tin “rác” càng có nội dung phản cảm, càng bị dư luận lên án thì lượng view càng
cao, đối tượng càng kiếm được nhiều tiền... và chính những sản phẩm “rác” này
đã trở thành đề tài để các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng, mang màu sắc
chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống của nhân dân. Do đó chúng ta cần tỉnh táo
trước những thông tin trên các trang mạng hiện nay nhất là trên Facebook, Youtube.
Không tin vào những thông tin xuyên tạc về công tác phòng chống dịch của Đảng,
nhà nước và nhân dân. Gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, mất niềm tin vào Hệ thống
chính quyền. Dẫn đến những hành vi bình luận, chia sẻ thông tin sai sự thật bị
pháp luật xử lí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét