Kể từ khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại nước ta
(01/2020), đến nay Việt Nam đã và đang quyết tâm đẩy lùi làn sóng đại dịch
COVID-19 lần thứ 4 với quyết tâm cao của toàn dân tộc.
Theo như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo “vừa phòng ngự vừa tấn
công” cương quyết không để đại dịch COVID-19 lan rộng. Cùng với nhiều chủ
trương, biện pháp chống dịch Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Y tế đẩy
nhanh tiến độ tìm nguồn mua vắc-xin và tiêm phòng cho nhân dân. “Đây là tình
huống cấp bách, vì thế việc mua vắc-xin phải được xử lý theo quy định của pháp
luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay”.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vắc-xin phòng dịch
COVID-19 của Công ty Pfizer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận:
Trong điều kiện “chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vắc-xin phòng, chống
COVID-19 trên toàn cầu, để sớm có vắc-xin và tiêm cho nhân dân theo chỉ đạo của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế
và các Bộ, ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe nhân dân, sức khỏe
cộng đồng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, cùng cộng đồng trách nhiệm, thống
nhất thực hiện các giải pháp để có vắc-xin sớm nhất.
Vậy mà, những phần tử cơ hội, phản động phản đối việc sử dụng
vắc-xin đã lan truyền thông tin bịa đặt sai lệch chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về tiêm vắc-xin cho nhân dân trong thời gian qua, chúng đưa ra
những lời đồn thổi sai sự thật, thiếu căn cứ khoa học như: Vắc-xin không an
toàn vì được tạo ra quá nhanh, vắc-xin sẽ làm thay đổi DNA của con người,
vắc-xin COVID-19 có thể gây mắc COVID-19… Bên cạnh, đó một bộ phận người dân có
tâm lý e ngại việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19, do không hiểu đầy đủ về tác
dụng của việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 là giải pháp cấp bách để phòng, chống
đại dịch COVID-19 cũng như sống chung với nó trước sự lây lan rộng với biến
chủng mới cũng như bị chi phối bởi tin giả, tin bịa đặt trên các trang mạng.
Hiện nay, WHO đã điều phối chương trình COVAX và mong muốn phân phối 2 tỉ liều
vắc xin ngừa COVID-19 trước cuối năm 2021 cho tất cả các nước, trong đó 50%
dành cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình. Đây là cơ chế “Tiếp cận toàn
cầu với vắc-xin ngừa COVID-19” (viết tắt là COVAX) là sáng kiến hợp tác toàn
cầu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và sản xuất các sản phẩm chẩn đoán và
điều trị cùng với vắc-xin (vaccine) ngừa COVID-19, đồng thời bảo đảm khả năng
tiếp cận nhanh chóng, công bằng và bình đẳng trên toàn thế giới. Đây là cơ hội
tốt để Việt Nam tiếp cận các nguồn vắc-xin COVID-19. Chính phủ Việt Nam cam
kết, nỗ lực phân phối công bằng, miễn phí, sử dụng hiệu quả vắc-xin cho người
dân. Tuy nhiên, Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng sự lan truyền của thông
tin sai lệch xung quanh vắc-xin có thể làm hỏng các chiến dịch tiêm chủng trên
khắp thế giới và hệ quả là kéo dài thời gian của đại dịch. Trên các trang mạng
gần đây các thế lực thù địch luôn tung những tin biạ đặt, sai sự thật. Chúng loan
tin, kích động như: Đảng, Chính phủ không chịu bỏ tiền ra mua vắc-xin tiêm cho
người dân mà chỉ lo phát triển kinh tế… khi một số người tiêm vắc-xin phòng,
chống COVID-19 ở trên thế giới và trong nước bị sốc phản vệ, có trường hợp bị
tử vong sau khi tiêm. Chúng lại lợi dụng vào đó để tuyên truyền, đả kích, hô
hào, tung tin sai về tác dụng của việc tiêm vắc-xin phòng, chống COVID-19.
Để khắc phục những lo ngại của nhân dân về tiêm phòng Vaccine
COVID-19 và những tin giả, tin bịa đặt của các thế lực thù địch , đòi hỏi người
sử dụng Internet cần phải tỉnh táo chắt lọc, tiếp cận và khai thác có hiệu quả
những thông tin trên Internet, mạng xã hội:
Một là, thường xuyên tiếp cận trực tiếp, kịp thời với các thông tin chính
thống, có sự so sánh, phân tích đối chiếu để chỉ ra, vạch trần luận điệu xuyên
tạc, chống phá.
Hai là, xây dựng bản lĩnh vững vàng, có nhận thức đúng
đắn, có sự suy xét khi tiếp cận những thông tin nhạy cảm, ở những thời điểm
diễn ra các sự kiện mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để xuyên tạc, chống
phá. Những bài viết, bài nói, đoạn video clip... của các phần tử phản động hoặc
không có tác giả cụ thể, nội dung đề cập một cách mập mờ, nhân vật, không gian,
thời gian, cung cấp thông tin dạng một chiều …vv.
Ba là, những thông tin có dấu hiệu xuyên tạc, trái chiều, các cơ quan
chức năng cần nhanh chóng công bố thông tin chính thống để phản bác lại thông
tin bịa đặt, góp phần định hướng dư luận. Chủ động chia sẻ, lan tỏa những tin,
bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc tốt trong học tập, công
tác, lao động sản xuất, trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Nhất là, những
hình ảnh tiêu biểu của lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19... “lấy cái đẹp
để dẹp cái xấu”. Không chia sẻ những tin, bài, ảnh phản cảm, xuyên tạc, có nội
dung phản động, sai trái mà chỉ tham gia bình luận góp phần đấu tranh làm rõ sự
xuyên tạc, sai trái, phản động đó.
Bốn là, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần khắc phục các biểu hiện:
lười học tập rèn luyện, nhất là học tập lý luận chính trị; lười đọc báo và các trang
tin chính thống, thích khai thác các loại thông tin đa chiều trên mạng Internet
nhưng thiếu bản lĩnh để phân tích, xử lý thông tin; bình luận, cổ xúy những sự
kiện, vấn đề nhưng không hiểu được nội dung, bản chất. Đặc biệt, những nội dung
bài viết sai sự thật về ác hại của tiêm Vaccine COVID-19.
Năm là, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, điều tra, xử lý nghiêm
khắc các đối tượng tung tin bịa đặt và cả các đối tượng tiếp tay cho sự bịa đặt
ấy lan truyền trong xã hội theo quy định của pháp luật. Tăng cường hơn nữa công
tác tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn
của những người chuyên xuyên tạc thông tin, bịa đặt từ đó mà cảnh giác, đề
phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét