Việc
Tp. HCM triển khai nhập 1 triệu liều vacxin SINOPHARM Trung Quốc để bảo đảm
tiêm chủng cho người dân bảo đảm tốt nhất để thành phố phòng chống dịch thì
liên tục trên các trang mạng cả cá nhân và một số tổ chức ăn theo bài xích, vận
động không tiêm, không chích và "No vacxin China". Từ việc bài xích
đó chúng gắn với những vấn đề chính quyền tiếp tai ăn lời với doanh nghiệp, có
lợi ích nhóm,... Có thể nói việc nắm thông tin chưa kiểm chứng của người dân,
tư tưởng ghét Trung Quốc là yếu tố để các thế lực lợi dụng dẫn dắt. Nếu ai chưa
hiểu chưa biết thì hãy xem thông tin dưới đây, hãy tiêm vacxin vì chúng ta có
cơ hội, những kẻ đang dẫn dắt các bạn chỉ có 2 trường hợp: Một là ghen ăn tức ở,ăn
không được thì phá; Hai là chống phá để lấy tiền và coi mạng các bạn chỉ là để
kiếm tiền.
Hiện nay
các quốc gia đang triển khai tiêm 17 loại vắc xin Covid-19, trong đó có 7 loại
được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp,
theo thứ tự: Pfizer, AstraZeneca, vắc xin của Viện Huyết thanh Ấn Độ,
Johnson&Johnson, Moderna, Sinopharm và Sinovac.
Trong đó
2 vắc xin Sinopharm, Sinovac do Trung Quốc sản xuất, sử dụng công nghệ virus
bất hoạt truyền thống (vắc xin sống giảm độc lực) để kích thích hệ miễn dịch
giống như các vắc xin sởi, quai bị, rubella, cúm…
Đến cuối
tháng 6, Trung Quốc đã phê duyệt 7 loại vắc xin
ngừa Covid-19 nội địa, trong đó 2 vắc xin
Sinopharm, Sinovac phổ biến nhất. Tính đến 30/7, Trung Quốc đã tiêm được 1,64
tỉ liều vắc xin Covid-19 trên tổng số hơn 4 tỉ liều được tiêm trên toàn thế
giới. Tuy nhiên số liệu không cung cấp chi tiết tỉ lệ từng loại vắc xin được
tiêm.
Ngoài ra,
Trung Quốc đã cung cấp vắc xin cho 4 khu vực trên thế giới, bao gồm 103 quốc
gia với tổng 903 triệu liều vắc xin Sinopharm, Sinovac đã được bán ra. Quốc gia
1,4 tỉ dân này cũng đã tài trợ 32 triệu liều vắc xin cho các nước.
Ngày 7/5,
vắc xin Sinopharm được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Vắc xin
này được sản xuất bởi Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh, công ty con của Tập đoàn
Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG).
Quyết
định phê chuẩn vắc xin Sinopharm được WHO đưa ra sau khi nhóm cố vấn của tổ
chức này bắt đầu đánh giá thông tin lâm sàng và quy trình sản xuất vắc xin của
hãng dược Trung Quốc từ ngày 26/4. Các dữ liệu về chất lượng, độ an toàn, hiệu
quả cũng được đánh giá đầy đủ bởi các chuyên gia độc lập và các nhóm của WHO.
Thực tế,
không có vắc xin nào đảm bảo an toàn và hiệu quả 100%. Theo tiêu chuẩn của WHO,
vắc xin có hiệu quả trên 50% đã có thể sử dụng. Trong đại dịch Covid-19, một
trong những hiệu quả đáng quan tâm của vắc xin là ngăn ngừa bệnh trở nặng và
làm giảm mức độ lây lan sau tiêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét