Sau hơn 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình
đề ra và bế mạc vào sáng 7-10. Tại hội nghị lần này, Trung ương thảo luận 2 nội
dung quan trọng là phát triển kinh tế- xã hội mà cụ thể là công tác phòng, chống
dịch bệnh và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đề cập nội dung công tác phòng chống dịch bệnh. Hội nghị cũng đã tập
trung phân tích những ảnh hưởng nặng nề, nhiều mặt của đợt bùng phát dịch lần
thứ 4 và thẳng thắn nhận định: Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động của dịch
bệnh là chủ yếu, cũng có nguyên nhân chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; có
lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống
nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất;
còn hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển
khai thực hiện có bài bản các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, vừa phòng,
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Dự báo trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta còn
diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những
biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, Trung ương cho rằng, cần phải
có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, "thích ứng an toàn, linh
hoạt" hoặc "sống chung" với dịch bệnh. Vì vậy, Hội nghị đặc biệt
nhấn mạnh: Từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian
qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát
dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để xây dựng
các phương án, kịch bản phù hợp đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2022 sao cho sát hợp , khả thi
nhất có thể.
Hội nghị nhấn mạnh việc kịp thời điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ
linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối
lớn của nền kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, lao động,
nhất là ở các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài,
thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư
công và đầu tư tư nhân.
Trước tình hình thực tế, một mặt Trung ương đồng tình với chủ trương lùi
thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương mà Nghị quyết Trung
ương 7 khoá XII đã nêu, mặt khác yêu cầu tiếp tục rà soát, tính toán kỹ lưỡng,
chuẩn xác hoá lại các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để
trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu vừa tiếp tục phòng,
chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hộitrong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét