Những
ngày qua các thế lực thù địch không ngừng tung những luận điệu xuyên tạc nền
kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nước ta, nổi
lên trên trang blog Tiếng Dân, ngày 19/10/2021, đối tượng Trân Văn tán phát bài
“Định hướng XHCN…nhọ hơn vì…doanh nghiệp nhà nước”, nội dung xuyên tạc đường
lối lãnh đạo nền kinh tế thị trường của Đảng ta. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy
nền KTTT tại Việt Nam mà họ tìm mọi cách phủ nhận ấy lại đang là một trong
những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Kinh tế thị trường tự do đầy khuyết tật
Từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, về tổng thể, thế giới đã
chuyển hóa từ bối cảnh đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và tư bản chủ nghĩa
(TBCN) sang một thế giới toàn cầu hóa, chấp nhận sự đa dạng và cùng tồn tại hòa
bình, hợp tác, xen lẫn cạnh tranh gay gắt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.Về cuộc khủng hoảng các mô hình phát triển kinh tế, trong chuyên luận
“Covid-19: Cuộc tái cấu trúc vĩ đại” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), giáo
sư Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF nhấn mạnh: Đại dịch
Covid-19 đang đào sâu hơn những chia rẽ, bất bình đẳng và phân chia thế giới
thành thời kỳ tiền Covid-19 và hậu Covid-19. Trong kỷ nguyên hậu Covid-19,
không chỉ Mỹ mà là toàn bộ chủ nghĩa tư bản (CNTB) thế giới sẽ phải thay đổi mô
hình phát triển trong trật tự thế giới đa cực.
Trên thực tế, khủng hoảng chu kỳ, sự suy thoái kinh tế cả
trong quá khứ và hiện nay đã làm phơi bày mặt trái của KTTT tự do, cả về sự đầu
cơ quá mức, về thất nghiệp, chênh lệch khoảng cách giàu-nghèo và những bất công
xã hội.
Thậm chí, tại nước Mỹ, nơi có nền kinh tế thị trường TBCN
phát triển nhất thế giới, thì cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải thừa nhận:
“Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 cho thấy đã qua rồi thời kỳ nước Mỹ
hành động một mình mà không cần phải lắng nghe ai”. Cũng thời điểm này, lãnh
đạo nhiều nước có KTTT phát triển khác, như: Anh, Pháp, Đức... cũng lên tiếng
phê phán những sự ngây thơ, tin tuyệt đối vào khả năng tự điều chỉnh của KTTT
tự do.
Mối quan hệ giữa “động cơ” và “bánh lái”
Xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng
và yêu cầu thực tiễn phát triển KTTT trên thế giới. Bởi lẽ, thực tế đã, đang và
sẽ ngày càng cho thấy, dù ở đâu và thời đại nào, dù chế độ và thể chế chính trị
nào, song mọi mô hình KTTT muốn thành công đều phải ngày càng hội tụ vào mục
tiêu cao nhất và xuyên suốt là vì phát triển đất nước bền vững và đáp ứng ngày
càng tốt hơn khát vọng hạnh phúc cho người dân của quốc gia mình.
Chúng ta không bao giờ được quên mục tiêu phát triển nền kinh
tế là để làm gì. Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con
người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn
nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng
ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường
sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai
thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi
trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho
một thiểu số giàu có...”. Đó cũng chính là những luận giải để chúng ta thấy rõ
hơn mục tiêu khi xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, từ đó tạo cơ sở vật chất
cho CNXH.
Một mô hình luôn được bổ sung, hoàn thiện
Để bảo đảm xây dựng nền KTTT phát triển, nhưng vẫn bảo đảm
định hướng XHCN, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định và làm rõ hơn
những nét đặc thù quan trọng trong mô hình KTTT định hướng XHCN là: Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; có sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng CS Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm
định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng mô hình KTTT
định hướng XHCN là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn
giản, dễ dàng. Nền KTTT định hướng XHCN sẽ được hoàn thiện trong một quá trình
dài và việc văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định “bảo đảm định hướng XHCN
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” là cần thiết, tạo sự linh
hoạt và vận dụng hiệu quả nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Từ thực tiễn trong nước và quốc tế những năm qua, có thể thấy
việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên
CNXH ở nước ta. Đây là vấn đề có tính nền tảng mà mỗi cán bộ, đảng viên và nhân
dân cần hiểu đúng, để xây chắc niềm tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét