Câu chuyện vaccine đang là vấn đề nóng bỏng trong
tình hình Đại dịch Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Với thành tựu phát triển
y học thế giới nhiều nước, hang dược phẩm nước ngoài đã chế tạo thành công
vaccine phòng chống điều trị. Các nước phát triển có điều kiện tỷ lệ tiêm chủng
cao, cơ bản khống chế lây lan dịch bênh. Giải pháp tiêm vaccine là giải pháp
chính tiến tới sống chung với dịch bệnh. Thời gian qua với sự nỗ lực ngoại giao
của Đảng, Nhà nước đặc biệt là sự chung tay đồng long nhân dân, sự đóng góp
tích cực của các tổ chức cá nhân vào quỹ phòng chống Covid 19, chúng ta đã đàm
phán ký kết với nhiều nước, tổ chức đàm phán mua và hỗ trợ vaccine. Ngoài ra
đáng nói đến đó là thành quả của những nỗ lực tập thể, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị trong đó có kết quả đàm phán, ngoại giao của các lãnh đạo cấp cao được
minh chứng bằng hàng chục triệu liều vaccine chuyển về nước cùng 2 loại vaccine
được chuyển giao công nghệ
Ngày 27/9, 2,6 triệu liều vaccine do Đức viện trợ đã
về tới TP.HCM. Lô vaccine này được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức, đã được Thủ
tướng Angela Merkel đề xuất với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
“Đây là lô vaccine thứ hai từ Đức trong hai tuần
qua. Cùng với lô vaccine được vận chuyển qua cơ chế COVAX ngày 16/9, chính phủ
Đức đã viện trợ tổng cộng 3,45 triệu liều cho Việt Nam", Đại sứ Đức Guido
Hildner nói.
Với 400.000 liều vaccine về nước sáng 25/9, từ đầu
tháng 6 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ tổng cộng 3,58 triệu liều.
Trong khi đó, phía Mỹ đã viện trợ hơn 1 triệu liều
vaccine Pfizer cùng khoảng 5,1 liều vaccine Moderna thông qua cơ chế COVAX.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng 9, Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine
trong năm nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của nước này lên 5,7 triệu liều.
Bên cạnh đó là hàng triệu liều vaccine của nhiều nước
khác đã góp phần lớn vào hơn 39 triệu liều vaccine đã được tiêm cho người dân cả
nước (tính đến 27/9).
Việc nhận chuyển giao vaccine để Việt Nam sản xuất
trong nước cũng có tín hiệu tích cực. Hôm 24/9, lô vaccine Sputnik V đầu tiên
do Việt Nam sản xuất đã được Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh
vật Gamalaya, Liên bang Nga phân tích, thẩm định và đánh giá đáp ứng yêu cầu của
tài liệu quy chuẩn.
Vaccine ARCT-154 do Arcturus Therapeutics (Mỹ) phát
triển theo công nghệ mRNA - một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế
giới đã được chuyển giao cho một doanh nghiệp của Việt Nam. Hiện, vaccine này
đã hoàn thành tiêm 2 mũi thử nghiệm giai đoạn 1 và đạt kết quả khả quan.
Trong cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh
Chính mới đây, bà Aurélia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX, đánh
giá cao chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam. Khẳng định Việt Nam là một trong những
ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả tiêm chủng và phòng, chống dịch, bà
Aurélia Nguyen đồng thời cho biết COVAX sẽ tiếp tục cố gắng thực hiện các cam kết
với Việt Nam; quan tâm, phân bổ vaccine trong thời gian tới.
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
tới Cuba điểm nhấn là ta ký hợp tác vaccine ngừa Covid 19 và chuyến thăm Mỹ chủ
tịch nước đã làm việc với công ty Pfizer đẩy nhanh hợp đồng 31 triệu liều đã ký
với Việt Nam . Ngoài chuyến thăm nhiều đối tác Mỹ đã hỗ trợ vật phẩm y tế và
thuốc men trị giá 8,8 triệu USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét