Ngày 2/9/1945, tại
Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử
do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời
của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Thời
gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được
nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư
tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.
Tuyên
ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định
thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc
lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc
lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch
sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận
chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng
định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra
thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.
Qua
nội dung trên, mọi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong toàn quân nói chung, trong
Học viện Chính trị nói riêng tích cực chủ động chia sẻ, lan tỏa ý nghĩa lịch sử
hào hùng của dân tộc.... Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản
động xuyên tạc về ngày truyền thống của dân tộc trên không gian mạng.
mọi cán bộ, đảng viên tích cực chủ động lan tỏa ý nghĩa lịch sử hào hùng của dân tộc.... Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa