Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency
International - TI), tham nhũng là hành vi lợi
dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy
của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của
công. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát
triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các
hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển
và tại đó một phần quyền lực chính trị được
biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng và tham ô là một vấn nạn của xã hội làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước và đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều có vấn nạn này. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp.
Tuy nhiên,
không thể lợi dụng vấn đề phòng, chống tham nhũng để xuyên tạc, nói xấu Đảng,
rồi “bẻ lái” với mưu đồ đen tối nhằm: truyền bá quan điểm, tư tưởng ngược với
đường lối, chủ trương của Đảng và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhân
dân ta đang dày công xây dựng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi
xây dựng một thể chế “tam quyền phân lập” trong cơ quan quyền lực cao nhất của
Nhà nước Việt Nam như lời lẽ của Diễm Thi trên trang Rfavietnam.com, trong bài viết: “Thuốc đặc trị chống được tham nhũng; Thay đổi thể chế”.
Đọc bài viết của Y, xin có đôi điều như sau:
Thứ
nhất, khi nói
về tham nhũng, V.I. Lênin từng khẳng định: “tham nhũng gắn bó hữu cơ với
sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước và quyền lực công…”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu là
những “thứ giặc nội xâm” bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân
mà ra.
Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực và các hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu
quả hơn. Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực cho thấy: cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật không tí tổ
chức đảng, đảng viên, trong đó có những đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã
kỷ luật những cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý và cả những sĩ quan cấp
tướng trong lực lượng vũ trang.
Với những vấn
đề nêu trên, Diễm Thi thấy rằng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang kiên
trì với quyết tâm chính trị rất cao để hạn chế, tiến tới đẩy lùi nạn tham
nhũng.
Thứ hai, thế chế “tam quyền, phân lập” và thực hiện đa đảng
không bao giờ loại trừ được nguồn gốc, nguyên nhân của tham nhũng.
Tham
nhũng có rất nhiều nguyên nhân do hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, quy định
chưa chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch; sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát
thiếu thường xuyên, hiệu quả; dư luận xã hội và vai trò của quần chúng nhân
dân, của báo chí, truyền thông chưa được phát huy đầy đủ; xử lý chưa thật
nghiêm minh, tiêu cực, suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa được đẩy lùi; mỗi cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu thiếu
tu dưỡng, rèn luyện, buông lỏng giáo dục, quản lý…
Thực tiễn cho
thấy, một đảng độc tôn lãnh đạo không phải là nguyên nhân gây ra tham nhũng và
không thể không phòng, chống được tham nhũng. Bởi lẽ, theo thống kê của Tổ chức
minh bạch quốc tế, trong Top 31 quốc gia có nạn tham nhũng lớn nhất thế giới
gồm: Yemen (16 điểm), Venezuela (18 điểm), Angola (19), Chad (20), Tajikistan
(21), Campuchia (21), Cộng hoà Dân chủ Congo (21), Zimbabwe (22), Burundi (22),
Haiti (22), Mozambique (25), Cameroon (25), Nicaragua (26), Uganda (26),
Nigeria (27), Guinea (27), Kenya (28), Lebanon (28), Mauritania (28),
Bangladesh (28), Guatemala (28), Honduras (29), Cộng hoà Dominica (29),
Kyrgystan (29), Lào (29), Mexico (29), Paraguay (29), Nga (29), Gambia (30),
Ukraina (30), Iran (30 điểm).
Như vậy,
không thể chỉ có thực hiện “tam quyền, phân lập” và thực hiện đa đảng để “Thay
đổi thể chế” mới có thể xóa bỏ được tận gốc tham nhũng như lời của Diễm Thi.
Mà, chỉ khi nào xóa bỏ được nguồn gốc và nguyên nhân nảy sinh tham nhũng, khi
đó mới xóa bỏ được nạn tham nhũng mà thôi! Cho nên mỗi người dân Việt Nam hãy
đề cao cảnh giác, không để mắc mưu và kiên quyết đấu tranh vạch trần bản chất,
dã tâm thâm độc, xảo quyệt nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam của những kẻ phản động như Diễm Thi.
Vì
vậy, mỗi chúng ta cần
nêu cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ, trong quá trình
tiếp nhận thông tin đa chiều song cần phải hết sức tỉnh táo, nâng cao nhận thức,
biết lựa chọn, sàng lọc, phân biệt đúng sai góp phần làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước
Trả lờiXóa