Những năm gần đây, trước tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng vẫn còn khá nghiêm
trọng, nhiều vụ đại án tham nhũng được Đảng ta xử lý nghiêm minh; thế nhưng,
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá
bằng cách ra sức tung ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch cho rằng tình trạng tham nhũng ở Việt
Nam là một “quốc nạn không có thuốc chữa”, là “căn bệnh nan y, kinh niên của
chế độ độc đảng cầm quyền”. Do đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh
chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng suy thoái, tham nhũng”. Từ
đó, các thế lực thù địch ra sức bài xích chế độ một đảng của Việt Nam, lên
tiếng kêu gọi Việt Nam phải đi theo con đường đa đảng, tam quyền phân lập vì
“Chỉ có thể chống tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm
soát quyền lực”. Thực chất của luận điểm này một mặt là để hạ thấp, phủ nhận
vai trò của Đảng ta trong việc lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; mặt khác là nhằm kêu gọi nhân dân ta cổ xúy cho chế độ “đa đảng”, “tam
quyền phân lập”. Đây tiếp tục là trò “rượu cũ bình mới” mà các thế lực thù địch
tìm mọi cách tấn công vào Đảng, vào chế độ ta.
Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao. Điển hình như các vụ án: “Tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở Học viện Quân y; vụ án “Tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao… các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã quy chụp, cường điệu hóa, suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Các phần tử cơ hội chính trị đã chỉ trích Đảng đã “dung túng”, “bao che” cho cán bộ, đảng viên dẫn đến tình trạng cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng.
Cố tình xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực của Đảng trong công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua. Những luận điệu sai trái,
thù địch trên được tung ra khắp nơi, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.
Đây là âm mưu của các phần tử cơ hội chính trị nhằm phủ nhận quyết tâm của
Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
nói riêng và trong đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nói chung.
Những luận điệu đó còn nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao
động, mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; gây mất đoàn kết nội
bộ, kích động xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của một bộ
phận cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng không vững vàng, có tâm lý bất
mãn. Do đó, cần tỉnh táo nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch qua các luận điệu đó; đồng thời có luận cứ xác thực, có tính thuyết phục để
đấu tranh phản bác.
Nhận thức sâu sắc về sự phức tạp và vô cùng khó khăn của
công tác phòng, chống tham nhũng nên Đảng đã chỉ đạo: Trong phòng chống tham
nhũng phải kiên quyết, kiên trì và sử dụng tổng hợp nhiều phương thức, biện
pháp mới mang lại hiệu quả. Quan điểm này được thể hiện rất rõ trong Văn kiện
Đại hội XIII: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng,
lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả
hơn”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Điều đó cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước ta
trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời cũng chứng tỏ năng
lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tình trạng tham
nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã và đang giữ chức vụ quan
trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói riêng và cả hệ thống chính
trị nói chung.
Vì thế, những luận điệu phủ nhận năng lực của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hay cố tình xuyên tạc
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Việt Nam là kiểu “giật gấu vá
vai”, “che mắt thế gian”, “thanh trừng bè phái”... đều bắt nguồn từ những dã
tâm thâm độc của những kẻ phản động, cơ hội chính trị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định “Chúng ta càng
cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch,
chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên
sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Hơn nữa, việc tăng cường đấu tranh
phòng, chống tham nhũng cũng là cách để mỗi cán bộ, đảng viên thêm vững tin vào
Đảng, vào chế độ - một đảng sinh ra không phải để làm quan phát tài, một chế độ
luôn lấy sự phồn vinh của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn
đấu.
Trên
cơ sở nhận diện những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về
công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta, mỗi chúng ta cần chủ động đấu tranh
phản bác âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động; tin tưởng vào
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là cuộc đấu tranh chống tham
nhũng mà Đảng ta đã và đang quyết tâm thực hiện./.
Mọi người dân hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa