Kính thưa quý bạn đọc thân mến, hiện nay đất nước ta đang
bước đi trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều khó khan,
thách thức, nhưng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vẫn luôn cố gắng xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, đây là mục tiêu của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và
nhân dân ta đã chọn. Hiện nay trên không gian mạng, các thế lực thù địch liên
tiếp xuyên tạc, chống phá con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, như
hiện nay Trên trang blog Tiếng Dân, đối
tượng Trân Văn phát bài “ Con người không có chỗ trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội” nhằm phủ nhận thành tự xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi
mới của đất nước, của Đảng ta. Chúng ta phải khẳng định một điều rằng đấy là
những chiêu trò bẩn thỉu, nhằm xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước
ta, kích động đồng bào ta, nhân dân ta biểu tình, gây bạo loạn, để chúng thực
hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, muốn xóa bỏ bỏ chế độ XHCN ở nước ta, để
đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng ta phải khẳng định là toàn đảng,
toàn dân ta không bảo giờ để xảy ra như vậy, và cùng không bao giờ tin vào
những lời nói nhảm nhí đó. Vì như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam
đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ
hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ
nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc
của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên
suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với
lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra
kết luận sâu sắc rằng chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết
triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no
và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: CNXH là mục tiêu, lý tưởng
của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là
con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị
của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên CNXH, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa".
Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới CNXH hiện
thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước XHCN không còn, phong trào
XHCN lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng
Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm
xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng
(tháng 1-2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
(bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên
CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch
sử".
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi
mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng
bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về CNXH và thời kỳ quá độ đi
lên CNXH; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng
nhất mục tiêu cuối cùng của CNXH với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn
mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ
yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự
tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa
tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi
sâu nghiên cứu nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội XHCN mà
nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao,
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy ý chí và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được
rằng, quá độ lên CNXH là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp,
vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm
chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách
phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời
kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.
Thực tiễn qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo
nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị
trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị
trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức
kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở
và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện
trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường
XHCN đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng,
phát triển theo định hướng XHCN không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà
còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ
nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được
của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt
đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể
hiện tính ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta.
Mới đây, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: "Qua 35 năm tiến hành công cuộc
đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta
ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn
so với những năm trước đổi mới.
Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả
một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH của
chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam
và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,
sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Và điều hết sức quan trọng là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và
quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những
người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức
sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa
học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê
phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa,
học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực
mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với
cuộc sống.
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa