Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên,
trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tự do ngôn luận cần được bảo đảm
hơn. Bởi hiện nay, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng
tự do ngôn luận để phát ngôn tùy tiện, lôi kéo, kích động gây bạo loạn lật đổ,
với những chiêu bài hết sức tinh vi, thâm độc. Vì vậy, cần tăng cường chỉ đạo
công tác đấu tranh, phản bác các thông tin và luận điệu sai trái, âm mưu, hoạt
động lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc sớm đưa ra tư tưởng về tự do ngôn luận. Trong Lời
phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, năm
1921, Người đã tố cáo thực dân Pháp bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đối với
nhân dân An Nam: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận,
ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền
cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm
vì chúng tôi không có quyền tự do học tập. Ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi
cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu.
Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để
bảo vệ những lợi ích không phải của chính họ”. Vì vậy, trong Yêu
sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi các Chính phủ trong
khối Đồng minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng thừa nhận các quyền cơ bản
của nhân dân An Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Điều
25 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của in ternet và các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để ra sức chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi luôn tìm mọi cách để tạo dựng những thứ gọi là “tự do ngôn luận” theo cách hiểu ấu trĩ, hạn hẹp, đầy hằn học với mưu đồ xấu xa. Chúng dã tâm, chủ đích lựa chọn, lợi dụng những vấn đề nhiều người dân quan tâm, dễ gây bức xúc, dễ lan truyền rộng rãi trong xã hội để tạo dựng những kịch bản đen tối, chống phá bằng các bài viết, hình ảnh, video clip,... liên quan đến các vụ khiếu kiện đất đai, ô nhiễm môi trường, phản đối trạm thu phí BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) giao thông, tụ tập đông người núp dưới cái gọi là “hành động yêu nước”,... nhằm gây rối an ninh, trật tự, “bất tuân dân sự”, phá hoại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta; kích động, kêu gọi bạo động, lật đổ...
Phải xử lý nghiêm bọn phản động, không thể để cho chúng tự do chống phá đất nước được
Trả lờiXóa