Trải qua hàng nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử
vẻ vang với bao chiến công hiển hách. Trong đó, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh
2/9 được coi là một trong những mốc son chói lọi nhất - bản anh hùng ca vĩ đại
của lịch sử dân tộc thế kỷ XX. Chỉ trong một thời gian ngắn, với khí thế cách
mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước đưa đất nước ta bước sang
một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.
Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2/9 là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, ý chí, bản lĩnh
và trí tuệ Việt Nam. Với Cách mạng Tháng Tám, chính quyền về tay nhân dân, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời,
nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập,
làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến
trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Từ đây, đất nước, xã hội và con
người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH.Dân tộc Việt Nam tự hào sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới với tư
cách là dân tộc đi tiên phong trong đấu tranh cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta
có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có
thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân
tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng
thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
77 năm qua thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nước Việt Nam đã phấn đấu, đạt được những
thành tựu hết sức to lớn. Hiện thực đó được thể hiện bằng bức tranh sống động
trong giai đoạn đổi mới hiện nayqua 35 năm đổi mới, Trong suốt 35 năm qua, kinh
tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu
đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì
giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai
đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình
quân 6,8%. Mặc dù năm 2020,2021 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng
trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng
lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng
268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện
rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm
2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung
bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt
đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và
mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng
Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh;
sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở
rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng cao.
Cũng trong dịp Quốc khánh
này, các nước đã chúc mừng, đánh giá cao thành tựu, vị thế của Việt Nam. Tổng
Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, Việt Nam là nhân tố quan
trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Theo người đứng đầu Liên
hợp quốc, “Việt Nam cho thấy những cam kết mạnh mẽ của một quốc gia luôn tích
cực nỗ lực xây dựng lòng tin và đối thoại, làm cầu nối tìm kiếm giải pháp hòa
bình cho các cuộc xung đột trên thế giới”. Đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp
quốc phản ánh sự tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam
đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời cũng cho thấy vai trò
và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam. Đại sứ Philippines Kridelka,
Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ tại Liên hợp quốc khẳng định: “Việt Nam có
tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới, nhất là ở châu Á, châu Phi
và cả châu Âu cũng như Mỹ”....
Từ thành quả của 77
năm qua của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đã trở thành ngọn nguồn sức
mạnh, là tiền đề quan trọng, động lực mạnh mẽ dân tộc Việt Nam tiếp tục vượt
qua khó khăn, gian khổ viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa