Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự
bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò
ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi
quốc gia, dân tộc. Ngành
giáo dục Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thời gian qua góp phần không
nhỏ trong giáo dục con người và giáo dục xã hội. Tuy nhiên thời gian vừa qua
các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh hoạt động chống phá công cuộc phát triển đất
nước ta trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Điển hình ngày 20/8/2022 trên trang
facebook Việt Tân, đối tượng Tân Phong tán phát bài “Tương lai của Việt Nam và
nền giáo dục bang hoại không thể cứu vãn”, nội dung xuyên tạc đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng về công tác
giáo dục đào tạo; vu cáo Đảng “bao che” cho
những tiêu cực trong ngành giáo dục; bôi nhọ nói xấu Đảng; nói xấu chế độ; kêu
gọi người dân xuống đường đấu tranh đồi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Nhận thấy rằng những âm mưu đó là hết sức thâm độc. Chúng xuyên tạc các quan
điểm đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục đào
tạo, thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong giáo dục đào tạo, làm
suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo
dục Nhà nước, cũng làm giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước.
Thật vậy trong thời gian qua giáo dục đào tạo nước ta có rất nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (2010 - 2020), số trường mầm non tăng hơn 2.600 trường. Mỗi xã phường đều có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5 triệu em so với năm học 2010 - 2011.
Năm học 2020 - 2021, cả nước có hơn 5 triệu trẻ mầm non, hơn
8,8 triệu học sinh tiểu học, hơn 5,9 triệu học sinh THCS, hơn 2,7 triệu học
sinh THPT; tổng số phòng học là 593.808 phòng (tăng 3.504 phòng so với năm học
trước), trong đó phòng học kiên cố chiếm 70,5%. Riêng bậc THPT, cả nước có có
2.543 trường (tăng 144 trường), 59.686 lớp; trong số này có 45,33% số trường
đạt chuẩn quốc gia và 40,22% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;
có 135.875 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,78% (tăng
2,8% so với năm học trước).
Chất lượng giáo dục còn được các tổ chức quốc tế đánh giá
cao. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của
thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công
bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới. Hay trong các
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 (PISA), học sinh nước ta
đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD). Các đội tuyển Olympic quốc tế đều đạt thứ hạng cao. Chẳng
hạn năm 2019, với 15 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 7 huy chương đồng,
Đoàn Học sinh Việt Nam nằm ở tốp đầu tại kỳ thi Olympic Toán học và khoa học
quốc tế; với thành tích này, Việt Nam tiến 13 bậc so với kỳ thi lần thứ 59 năm
2018. Ở bậc đại học, tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công nhận
bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). 195 chương trình đào
tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đại học của Việt Nam, là Đại học Quốc
gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM, lọt vào danh sách 1.000 trường hàng đầu
thế giới của Tổ chức Quacquarelli Symonds (Anh). Mặt khác, tự chủ đại học đã
tạo nên đột phá khi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới.
Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn
phẩm quốc tế có uy tín.
Các năm 2020 và 2021 đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của
hệ thống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Với chủ trương “tạm dừng
đến trường, không ngừng việc học”, các cấp bậc học (trừ mầm non) đã chuyển sang
hình thức dạy học trực tuyến qua internet và truyền hình, đây là lần đầu tiên
việc dạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước. Báo cáo PISA của
OECD công bố ngày 29/9/2020, đánh giá: “Việc học trực tuyến để phòng chống
Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh
thổ khác”. Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh
viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình 67,15% của các nước OECD, xếp thứ
17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong 76 năm qua, Đại
hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục Việt Nam chúng ta có đủ cơ
sở lý luận thực tiễn đấu tranh với các quan điểm phủ nhận vai trò của giáo dục
- đào tạo của các thế lực thù địch chống phá nước ta hiện nay…
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa