Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã
hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền
vững.
Phòng, chống tham nhũng có vai
trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong phần
phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021-2025, Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ
quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản
tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu
quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Đảng ta cũng có những bước phát
triển mới về phòng, chống tham nhũng, với nhiều biện pháp, như hoàn thiện pháp
luật, chính sách, kê khai tài sản, kiên trì, kiên quyết và nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phòng tham nhũng:
“Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng.
Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản,
thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các
cấp”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII cũng đề ra chủ trương về phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí, đài truyền hình,
các doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Đảng ta xem đấu tranh phòng, chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân.
Quan điểm này được thể hiện rất rõ trong Văn kiện: “Nâng cao vai trò phát huy
tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã
hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng”. Bên cạnh đó, có nhiều điểm mới về vấn đề động viên,
khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân dám tố cáo hành vi tham nhũng,
cơ chế bảo vệ những người tố cáo hành vi tham nhũng tránh sự trả thù hoặc trù dập,
đồng thời chỉ ra một số biện pháp về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát
để phòng, chống tham nhũng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. “Có cơ
chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao
hiệu quả công tác giám sát thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ thúc
đẩy phát triển”. Trong phòng chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì và
sử dụng tổng hợp nhiều phương thức, biện pháp mới mang lại hiệu quả. “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm
chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”.
|
|
Công tác chống tham nhũng phải triệt để và giải quyết tận gốc
Trả lờiXóa