Cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện nhằm vào Đảng và chế độ ta. Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để công
kích, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. Chúng đưa ra luận điệu “Việt Nam
đàn áp tôn giáo”, “vi phạm quyền tự do tôn giáo” của người dân; yêu cầu các tôn
giáo phải được hoạt động tự do, không cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước…
Chúng vu cáo rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo”; “Pháp luật
Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là hình thức, thực chất là cơ sở để đàn
áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động
có tổ chức của nhiều tôn giáo, thậm chí có hành động đàn áp các tín đồ tôn
giáo”… Chúng còn lập nhiều tài khoản trên các trang mạng xã hội như: Youtube,
Facebook, Blog… để phát tán, đăng tải các bài viết, video, hình ảnh đả kích,
nói xấu chế độ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thậm chí lợi dụng đức tin và sự gắn kết cộng
đồng của tôn giáo để lôi kéo, tập hợp lực lượng, truyền đạo trái phép, tổ chức
biểu tình, thách thức, chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội... Tất cả nhằm mục đích thêu dệt nên một bức tranh màu xám, méo mó
về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, từ đó kêu gọi quốc tế “gây sức ép”, “can
thiệp” vào nước ta.
Lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn giáo, một số phần tử
cực đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí
với Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức soạn thảo và tán phát các tài liệu
có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước Việt Nam,
nhất là trên các lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Họ đẩy mạnh xuyên
tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn
giáo”. Đáng chú ý, với lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số thế lực nước ngoài
đã “lên án” tình hình bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh
vực tôn giáo.
Lợi dụng đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động
mở rộng cơ sở vật chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất
đai liên quan đến tôn giáo. Đáng chú ý, số đối tượng cực đoan trong các tôn
giáo đã triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan
đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản
ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyền với tôn giáo.
Nghiêm trọng hơn, họ còn cố tình chính trị hóa sự việc, xuyên tạc, vu cáo chính
quyền “lấy đất đai của tôn giáo, bỏ quên quyền lợi nhân dân, bao che cho doanh
nghiệp, tàn phá môi trường”, kích động tâm lý so bì, cho rằng Nhà nước đối
xử không bình đẳng giữa các tôn giáo.
Sự thật không phải
vậy. Việt Nam là quốc gia
đa tín ngưỡng, tôn giáo với hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000
cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo và 16 tôn giáo. Vì
vậy, trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các
quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp lý vững
chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu
quả với hoạt động này có vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác tôn giáo
cũng như bảo đảm sự ổn định chính trị – xã hội ở Việt Nam.
Với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tôn giáo ổn định, đời sống tôn
giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo được công
nhận và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn
bó, đồng hành cùng dân tộc. Cần khẳng định rằng, bản chất của Tôn giáo chân
chính là luôn hướng con người đến chân – thiện – mỹ, tức là đến những giá trị
tốt đẹp nhất của con người; không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái
với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức
tin của các Tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập,
thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con
người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau. Ngay trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa,
hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương
phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây
dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”.
Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân
trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên
lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời
tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp
luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là
bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt
Nam.
không nên nghe bọn phản động nói
Trả lờiXóa