Thành tựu của hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng có đóng góp quan trọng của báo chí, đó là sự thật không thể phủ
nhận, nền báo chí nước ta hiện nay đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ
về nhiều mặt, đội ngũ nhà báo và người làm việc tại các cơ quan báo chí phát
triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn… Báo chí đã tích cực thông tin,
tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân; phát
hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, các thành tựu phát triển đất
nước và hội nhập quốc tế; tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu
và các tệ nạn xã hội, các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
lý luận, tư tưởng, văn hóa… góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và chế độ.
Tuy
nhiên, đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không
ít tiêu cực, với nhiều dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc, có thể kể đến “thái
độ hai mặt về chính trị”, “chạy theo chủ nghĩa cơ hội”, như thể hiện xu hướng nước đôi, với báo
chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên
blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa
hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu
thiện chí để “làm vừa lòng đám đông trên
mạng”, trở thành “người hùng”
trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài
cây bút càng trở nên “hăng hái” hơn.
Hiện nay, trừ một số tờ báo như Nhân Dân, Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân,… nhiều cơ quan báo chí rất hiếm các cây bút có
khả năng lý luận và thực tiễn sắc bén cũng như đủ sức thuyết phục để vạch trần
các âm mưu, luận điểm chống phá Đảng và chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà
nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông
tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng nhiều cơ quan báo chí chỉ biết khai thác
và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam. Phải chăng, đó là kết quả của sự
lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây
không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn?
Thậm chí, qua mạng xã hội, blog cá nhân,... một số người
làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về
hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược
quan điểm chính thống, đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số kẻ tự nhận là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”… Ngược
lại, những bài viết chân thực và đầy tâm huyết về những tấm gương cán bộ, đảng
viên vì nước vì dân, các phóng sự sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng
dần. Một số nhà báo, tòa báo còn tùy
tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, thậm chí coi báo chí phương Tây
là chuẩn mực của tự do báo chí… hiện tượng thiếu trách nhiệm này đã vô
tình hoặc cố tình gây nhiễu thông tin, dẫn tới sự mơ hồ, nghi ngờ, hoang mang
trong dư luận… Và một khi những xu hướng này trở nên phổ biến, báo chí cách
mạng có lẽ nào sẽ có nguy cơ vô tình trở thành công cụ đắc lực để các thế lực
chống phá cách mạng Việt Nam…
Chính vì vậy, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, việc đào tạo nghề và giám sát hành nghề báo chí đồng thời
nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần xây dựng của người đọc là những việc làm
cấp thiết hơn bao giờ hết, nhằm đưa nền báo chí cách mạng Việt Nam vững bước
trưởng thành cùng đất nước và dân tộc./.
giám sát hành nghề báo chí; đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần xây dựng của người đọc là những việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết
Trả lờiXóa