Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản
động tăng cường hoạt động chống phá nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh
vi, nham hiểm, xảo quyệt, đặc biệt là chúng lợi dụng internet, mạng xã hội
đưa những ý kiến trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, phản ánh sai tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt
Nam như: Trang blog Đài Á châu tự do, Việt Nam Thời
Báo và Đài RFI… thường xuyên đăng tải, tung thông tin
sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhằm gây
hoang mang trong dư luận, bôi nhọ nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, kích động các
hoạt động biểu tình, phá hoại, nhất là chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam -
Trung Quốc và Việt Nam - Hoa Kỳ.
Như chúng ta đã biết, Quá
trình mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng luôn
nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đồng thời tranh thủ mọi
khả năng đoàn kết, giúp đỡ của quốc tế. Đây là vấn đề thuộc về nguyên tắc của
Đảng, nếu không thực hiện nguyên tắc đó, chúng ta sẽ bị chi phối bởi các nước
lớn, bị lệ thuộc về kinh tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Do đó, trong quá
trình hội nhập, Đảng luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
để giữ vững ổn định và phát triển đất nước.
Chúng ta luôn khẳng định vai trò to lớn của ngoại lực, sự
giúp đỡ của quốc tế, đó là điều kiện để chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách.
Nhưng không có nghĩa là chỉ có ngoại lực mới đưa đất nước phát triển, mà yếu tố
cơ bản, quyết định cho cách mạng Việt Nam phát triển, đó chính là tinh thần độc
lập, tự chủ, tự lực, tự cường, là tinh thần yêu nước, tính sáng tạo, ý chí
quyết tâm khắc phục khó khăn của dân tộc ta. Đó là những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta trong lịch sử, đặc biệt đối với cách mạng nước ta từ khi có Đảng
lãnh đạo, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường càng được phát huy hơn
bao giờ hết, chính vì thế, cách mạng nước ta luôn vượt qua những khó khăn thử
thách tưởng trừng không thể vượt qua. Tuy nhiên, chúng ta cần giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, nhằm tranh thủ mọi thời cơ, vận hội,
đẩy lùi mọi nguy cơ, thách thức, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, đưa đất nước phát triển một cách vững chắc trên con đường đổi mới.
Nhằm phát huy những
thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới
và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng
là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam
chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước
láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn,
các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động
đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ
hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan
trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp
định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề
cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các
mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng
củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chủ động hội nhập quốc tế,
trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và
hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn
cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến
trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và
khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu
quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình
Dương (APEC), Diễn đàn Á- Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để sớm gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt
động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt
Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng,
đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng
trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
(2008-2009 và 2020-2021), Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị
cấp cao ASEM (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn Kinh tế
giới về ASEAN (2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên (2019), cử hàng
trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc,
v.v…
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay
đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng
ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ
chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch
bệnh truyền nhiễm, đại dịch Covid-19,
đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy,
... Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường
hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc
nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia.
Những nỗ lực này của Việt
Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc
tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và
phát triển. Nhất là chuyến thăm chính thức
Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11. Thông qua hội đàm, những định hướng hợp
tác toàn diện đã được hiện thực hóa với 13 văn bản được ký kết thuộc nhiều lĩnh
vực quan trọng, trong đó kinh tế chiếm phần lớn nội dung chương trình nghị sự.
Điều này cho thấy, kinh tế là lĩnh vực được cả hai bên đặt mối quan tâm đặc biệt
và sự quan tâm đặc biệt này cũng hoàn toàn có cơ sở bởi hiện Trung Quốc tiếp tục
là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt
Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi thêm một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ
hai nước vào giai đoạn phát triển mới. Sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính
trị mà hai bên dày công vun đắp, nay được củng cố thêm một bước; tiếp tục là Đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” như hai bên đã cam kết.
Có thể nói, đường đối ngoại
của Đảng ta đã khẳng
định những bước tiến quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị sử dụng không gian mạng để tuyên
truyền, kích động, lôi
kéo, tập hợp dư luận, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sỹ trong
quân đội cần phải nhận thức sâu sắc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tự ý thức và chủ động phòng ngừa,
đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho
cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về âm mưu, thủ đoạn, chiêu bài chống
phá của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cả hệ
thống chính trị nước ta. Vì, nếu như những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ
nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xem nhẹ đường lối đối ngoại trong thực
hiện nhiệm vụ không
được ngăn chặn kịp thời thì sẽ là nguy cơ rất khó lường, đe dọa sự tồn vong của
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa