Nhìn
dòng người xếp hàng tại các cây xăng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh những
ngày qua, người ta liên tưởng tới những hình ảnh của thời kỳ bao cấp ở thập kỷ
70 - 80 của thế kỷ trước. Người tiêu dùng chỉ biết than ngắn, thở dài, theo đó
là những bức xúc, bực dọc của cả người mua lẫn người bán cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, nguồn
cung các loại nhiên liệu và khí đốt của Việt Nam vẫn phụ thuộc ít nhiều vào
nguồn nhập khẩu. Mà nền kinh tế đã vận hành theo cơ chế thị trường thì chẳng có
một quốc gia nào lại mua hàng với giá cao, rồi vận chuyển về lại bán dưới giá
mua. Như vậy, giá xăng dầu tăng cao hay thấp, nhanh hay chậm không phải dựa vào
ý chí của người tiêu dùng, mà do thị trường quyết định.
Giá xăng dầu tăng thời gian qua không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà là vấn đề chung của nhiều nước trên thế giới trong điều kiện nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hệ quả của diễn biến phức tạp xoay quanh xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine (Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 12% nguồn cung toàn cầu). Việc xung đột và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga đã khiến nguồn cung dầu mỏ bị cắt giảm, các nước có xu hướng tích trữ dầu mỏ phòng ngừa rủi ro khiến giá xăng dầu leo thang và tiếp tục vượt đỉnh. Lợi dụng vấn đề này, trên các trang mạng xã hội, blog của các thế lực thù địch, bọn phản động, cơ hội chính trị như: Việt Tân, Chân trời mới Media, RFA VietNam, BBC News Tiếng Việt… với thủ đoạn “bình cũ rượu mới” đăng tải nhiều bài viết với luận điệu xuyên tạc hòng phủ nhận những nỗ lực bình ổn giá của Chính phủ, bôi nhọ, nói xấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gây hoang mang dư luận, chúng cho rằng đây là sự thất bại của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rằng xăng tăng giá là hành vi “móc túi dân”, đòi “minh bạch thuế, phí” và “bỏ thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và quỹ bình ổn giá”. Song có những sự thật không thể thay đổi, đó là nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp để phục hồi nền kinh tế, bình ổn giá xăng dầu.
Chúng ta đã có khá đầy đủ các quy định của pháp luật
điều chỉnh hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh xăng dầu. Đó là các Luật
Thương mại, Luật Giá, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, các luật về thuế và
phí, lệ phí… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết
liệt trong việc thanh tra, xử lý nghiêm với những vi phạm của tập thể, cá nhân
kinh doanh xăng dầu…. Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan rà soát
các quy định về thuế, tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận
định mức để điều chỉnh giá xăng dầu nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp,
đồng thời đề ra các giải pháp hỗ trợ người có thu nhập thấp, người yếu thế khi giá
xăng dầu tăng. Nhờ vào các chính sách đúng đắn và phù hợp, giá xăng dầu ở Việt
Nam hiện nay vẫn thấp hơn so với thế giới.
Có thực tế rất đáng trân quý là càng
trong khó khăn, gian khó, nhân dân Việt Nam càng có sức mạnh, sự đoàn kết toàn
dân tộc và tình yêu thương con người – nguồn lực tinh thần vô giá. Chúng ta tin
tưởng tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, cả hệ thống
chính trị. Nhất định chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn này, xây dựng nước Việt
Nam ngày càng giàu mạnh, hùng cường!
cần kiểm chứng các thông tin trên MXH
Trả lờiXóa