Sáng
9/3/2023 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong
và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước
ta.
Lợi
dụng sự việc Việt Nam ban hành Sách trắng về tôn giáo, các thế lực thù địch đã
đăng nhiều bài tuyên truyền các quan điểm sai trái về nội dung của Sách trắng
cũng như quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, vu khống Việt Nam
“đàn áp tôn giáo”. Cụ thể, ngay trong ngày 9/3/2023, trên trang blog Đài Á Châu
Tự Do (RFA) tán phát bài: “Sách trắng tôn giáo: Việt Nam nói có tự do tôn giáo
trong khi nhiều nhóm tôn giáo độc lập bị đàn áp”; ngày 10/3/2023, trên trang
blog VOA tiếng Việt tán phát bài: “Viể Nam áp dụng mô hình đàn áp tôn giáo theo
kiểu Trung Quốc”, nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo và việc ra mắt
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”; vu cáo chính quyền thu
hẹp các hoạt động tôn giáo, đồng thời kêu gọi, cổ xúy cho các tôn giáo trái
phép hoạt động và kêu gọi chính quyền công nhận các tổ chức này.
Rõ
ràng đây đều là những luận điệu vu các trắng trợn của các thế lực thù địch nhằm
lôi kéo những người dân nhẹ dạ cả tin, gây bất ổn trong dư luận. Chúng ta phải
biết rằng: Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ngay từ
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này đều luôn khẳng định
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Đặc
biệt, bản Hiến pháp được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
28/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 chứa đựng những nội dung
mới về quyền con người, thể hiện bước tiến mới về tư duy Nhà nước pháp quyền và
thể chế hóa quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực được nêu lên
trong các công ước quốc tế về quyền con người. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
đã khẳng định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách
dân tộc, tôn giáo;... thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc...”.
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam” tiếp tục khẳng định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước
không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo: "Không một cá nhân,
tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm". Người
dân cũng hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo
nào. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu
số, vốn chiếm khoảng 14% dân số.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng hiện nay đã dẫn đến sự gia tăng các "hiện tượng tôn giáo mới"
với hoạt động đa dạng, phức tạp, trong đó xuất hiện các tà đạo. Hoạt động của các
tà đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị và trật tự
an toàn xã hội. Trong đó, đáng chú ý hoạt động của tà đạo “Thanh Hải Vô thượng
sư”, “Pháp môn diệu âm”, “Dương Văn Mình”, “tà đạo Hà Mòn”, tà đạo “Hoàng Thiên
Long”… trái với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc; tuyên truyền mê
tín dị đoan; xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; khống chế, lừa gạt người dân để
trục lợi; gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, giữa các tôn giáo, gia đình
ly tán (khi bị gia đình, người thân can ngăn, đối tượng đã bỏ người thân theo
tà đạo).
Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của mọi người, tuyên truyền những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của
tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để quần chúng nhân dân giữ gìn, phát huy, cần
tăng cường cung cấp thông tin về các "tà đạo", các hoạt động tôn giáo
trái pháp luật để người dân biết, không tham gia, đồng thời đấu tranh để loại bỏ
ra khỏi cộng đồng xã hội./.
Việt Nam rất coi trọng tự do tôn giáo
Trả lờiXóa