Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đang ra sức viết nhiều bài đăng trên các trang mạng xã hội nhằm suy diễn, cổ suý, xuyên tạc về công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta. Trong đó có bài viết xuyên tạc bản chất vấn đề Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII theo kết quả biểu quyết tại phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 30/12/2022 và việc Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026 (Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam) vào chiều 5/1/2023 theo “nguyện vọng cá nhân” của các đồng chí đó là “sự thanh trừng nội bộ”, là sự “tranh giành phe cánh” trước kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những
nhận định không khách quan này không chỉ xuyên tạc công tác cán bộ, cuộc đấu
tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Việt
Nam mà còn gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. Vì thế, bác bỏ những
luận điệu phản động này là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Năm 2022 là một năm công tác cán bộ có nhiều biến
động trong bối cảnh cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng và đây cũng là năm công tác cán bộ đã đổi mới, ngày càng phù hợp hơn, đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn hơn. Thực tế, việc “cho thôi”, “miễn nhiệm” này là
một trong những dấu ấn nổi bật, có tính đột phá khi đánh giá, xem xét cán bộ,
phù hợp việc triển khai gắn thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ
Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh" với Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa", nhất là theo đúng tinh thần Thông báo kết luận số
20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với
cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật và Thông
báo kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với
hệ thống chính trị trong giai đoạn mới...
Theo
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng
(nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) thì việc cho “thôi chức” đối với các cán bộ cấp
cao như đã nêu trên là bước tiến rất lớn, góp phần để phương châm “có lên, có
xuống, có vào, có ra” trong công tác cán bộ được triển khai sâu rộng, đồng bộ
từ Trung ương đến địa phương; để xu hướng đó trở thành một việc làm bình thường
trong quá trình xây kết hợp với chống, vừa xây vừa chống nhuần nhuyễn để làm
cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng thời để “từ chức” và “văn hóa từ
chức” khi đã có những hạn chế, khuyết điểm hay khi thấy năng lực công tác của
mình không còn phù hợp với vị trí công tác được đảm nhiệm… dần trở thành một
lựa chọn bình thường trong sự nghiệp của một con người.
Cùng
với đó, việc “miễn nhiệm” 2 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “theo
nguyện vọng của cá nhân” cũng không chỉ là sự thay đổi, phù hợp mà còn là minh
chứng thể hiện tính nhân văn trong công tác cán bộ của Đảng, chứ tuyệt đối
không phải là “sự thanh trừng nội bộ” và càng không phải việc “thôi chức”,
“miễn nhiệm” này là “kết quả một vụ tranh chấp phe nhóm trong nội bộ”.
Vì thế,
có thể khẳng định chắc chắn rằng: Việc cho “thôi chức” và “miễn nhiệm”
cán bộ; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo chắc chắn không phải là
“việc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm”. Những kết quả đạt được
dù tiếp cận ở góc độ nào cũng cho thấy tham
nhũng không chỉ từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn có tác dụng cảnh tỉnh,
răn đe đến tất cả mọi người, mọi cán bộ, đảng viên của Đảng. Và cũng vì thế,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng; chủ động đấu
tranh và bảo vệ, bác bỏ sự vu khống cho rằng công tác cán bộ của Đảng và đấu
tranh chống tham nhũng là “cuộc thanh trừng nội bộ” của các thế lực thù địch, làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vững tin trên con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là bản lĩnh./.
Công cuộc chống tham nhũng được nhân dân hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa