Trải qua giai đoạn trầm lắng do tác động từ dịch bệnh Covid-19,
thị trường bất động sản dần phục hồi nhưng lại sớm rơi vào giai đoạn khó khăn,
thách thức kể từ quý 3/2022.
Tại Thông cáo 12/TC-BXD, Bộ Xây dựng cho biết, năm 2022, vẫn là
năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều
thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ,
tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh,
tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, dừng, đình hoãn hoạt động đầu
tư, thi công xây dựng một số dự án.
Nhiều doanh nghiệp phải dừng
triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO. Thậm chí
có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động.
Phân tích những khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản,
Bộ Xây dựng cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
đang gặp nhiều khó khăn do khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát
hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu
vốn phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại
tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp
cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân, thiếu dòng tiền để trả cho doanh
nghiệp cung ứng và trả lương người lao động do chủ đầu tư không có nguồn để
thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ thuế.
Chưa hết, khách hàng mua bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các
tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án bất
động sản dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái
đầu tư.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy
động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả
nợ đúng hạn.
Mới đây với sự vào cuộc của
Đảng, nhà nước sự quan tâm và chỉ đạo quyết quyết liệt của Chính Phủ với các
chính sách tốt cùng những tín hiệu đáng mừng từ các phân mảng thị trường và
luồng tiền có thể tạo ra bước ngoặt lớn nhất cho thị trường bất động sản Việt
Nam trong vòng một thập kỷ qua.
“Năm 2023, các luồng tiền vào
thị trường bất động sản cho thấy tín hiệu tích cực”. Trên cơ sở xem xét các
bình diện luồng tiền có 5 luồng tiền chính sẽ là những tín hiệu khả quan của
thị trường bất động sản năm 2023
TÍN DỤNG - năm 2023 sẽ tốt hơn
năm nay nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng từ 1,5-2% cho ngân hàng thương
mại để tạo đà giúp doanh nghiệp vận hành.
CHỨNG KHOÁN - có xu hướng hồi
phục, dự kiến VNIndex sẽ tăng trở lại mức 1.300 - 1.350 điểm, thu hút các nhà
đầu tư rót vốn vào nền kinh tế và bất động sản.
TRÁI PHIẾU - được kiểm soát với
dự thảo mới được Bộ Tài chính đề xuất là cho phép doanh nghiệp được kéo dài kỳ
hạn trái phiếu. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng trái phiếu đáo hạn đạt
đỉnh vào 2 năm 2023 - 2024 và có khả năng huy động vốn phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ.
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - có
nhiều triển vọng gia tăng. Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ
2 trong nhóm các thị trường mới nổi và lọt top 20 nền kinh tế về thu hút FDI
trên thế giới.
KIỀU HỐI DỒI DÀO - Việt Nam là
một trong 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó 25% kiều hối đầu tư
vào bất động sản nói chung.
Như vậy, việc Chính phủ thành
lập Tổ công tác để rà soát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS hay gửi
hàng loạt công điện tới các cơ quan chức năng để xem xét các vấn đề đang nghẽn
của thị trường như tín dụng, trái phiếu… sẽ tạo ra những thay đổi căn bản để
phục hồi và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023, đặc biệt là
khu vực phía đông Thủ đô trong đó có Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa