Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

NVH39 - SỰ THẬT ĐẰNG SAU CÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và có gần 1/5 dân số theo tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ và hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, lợi dụng quá trình giao lưu, hội nhập, mở cửa của nước ta, cũng như sự phát triển nhanh chóng của Internet và gia tăng số lượng người dùng các trang mạng xã hội, nhiều thế lực xấu đã liên tục đưa ra những nhận định xuyên tạc trắng trợn tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Chúng lớn tiếng cho rằng, “Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo”. Đây là nhận định không có cơ sở.

Bởi lẽ, không phải bây giờ, mà ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, chúng ta đã khẳng định: “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định rất rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đó là những cơ sở pháp lý minh chứng cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo.

Trên phương diện thực tiễn, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tính đến nay, Việt Nam có 15 tôn giáo với hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, cả nước có trên 27 nghìn cơ sở thờ tự với hơn 25 triệu tín đồ, giáo dân, chiếm gần 30% dân số cả nước. Nhiều nhà chức sắc, tu hành là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Còn quan điểm cho rằng, Nhà nước Việt Nam không được can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, đó lại là một quan điểm mơ hồ, ảo tưởng và phi lý. Phi lý bởi lẽ, tôn giáo là một hoạt động, một tổ chức xã hội mà đã là một tổ chức xã hội thì phải chịu sự quản lý của Nhà nước, tuân theo các quy định của luật pháp. Thực tế cũng cho thấy, không có một quốc gia nào để cho các hoạt động tôn giáo hoạt động mà nằm ngoài vòng của luật pháp. Ngay như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, trong Điều 18 ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo...

 Có thể nói, chưa bao giờ ở nước ta hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi, mạnh mẽ và được quan tâm như hiện nay. Và chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta lại xây dựng được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đầy đủ và hoàn thiện như hiện nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề có sự kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Tất cả các tín đồ tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận ở Việt Nam đều thừa nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một thực tế không thể xuyên tạc.

Tuy nhiên, với âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lấy đó làm ngòi nổ để tiến hành can thiệp lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Hành động đó không những vi phạm luật pháp Việt Nam, mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, làm trái với giáo luật của giáo hội.

Vì lẽ đó, cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng đội quân công tác, quan tâm, chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội đi liền với vận động, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo và hiểu rõ hơn bản chất, âm mưu nham hiểm của các thế lực thù địch. Qua đó, củng cố lòng tin và gắn bó máu thịt với nhân dân, xây dựng tình đoàn kết quân dân bền chặt, gắn bó, không để kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...