Như đã trở
thành quy luật, chúng ta có thể nhận biết vào các dịp ngày Tự do báo chí thế giới
(3/5) hay kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức,
đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như Tổ
chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức
theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do
(RFA)... lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo
Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”.
Trong các bản
tường trình hay báo cáo và các bài viết vu cáo Việt Nam đàn áp tự do báo chí, bắt,
giam giữ các nhà báo được một số cá nhân, tổ chức không có thiện chí đăng tải
trong thời gian qua, những cái tên trong “Hội nhà báo độc lập” như Phạm Chí
Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn hay các đối tượng trong nhóm “Báo sạch”
như Trương Châu Hữu Danh được nhắc đến rất nhiều.
Dưới vỏ bọc của
tổ chức “Hội Nhà báo độc lập”, các đối tượng trên đã đăng tải nhiều bài viết có
nội dung tuyên truyền, phỉ báng chính quyền nhân dân, bôi nhọ, chống phá Đảng,
Nhà nước Việt Nam. Bản án 15 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương đối với
Phạm Chí Dũng; 11 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương đối với Nguyễn Tường
Thụy; 11 năm tù giam, 3 năm quản chế đối với Lê Hữu Minh Tuấn cùng về tội “Làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” được TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt
tại phiên tòa sơ thẩm ngày 5-1-2021 là thích đáng cho những người coi thường
pháp luật, chống phá đất nước.
Đất nước Việt
Nam chúng ta luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí của mọi công dân. Nhà
nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản
của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật
quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định “người dân có
quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện”. Các bản Hiến pháp sau
này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do
báo chí.
Điều 25, Hiến
pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định
này cũng được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, như Bộ luật Hình
sự 2015, sửa đổi 2017; Luật Báo chí năm 2016...
Ở Việt Nam,
báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng thuận xã hội,
thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để người dân
kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các
chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Chúng ta khuyến
khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước
và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do
báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc
và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, xâm phạm lợi
ích của công dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét