Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII, Đảng ta đã xác định 4 nguy cơ cản
trở thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là: nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ diễn
biến hoà bình của các thế lực thù địch. Đảng ta đã lãnh đạo cùng lúc thực hiện
toàn diện, đồng bộ các biện pháp khắc phục những nguy cơ chỉ ra, kết quả:
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất
nước ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đổi
thay lớn nhất mà ta có thể thấy đó chính là về kinh tế - xã hội. Trước đổi mới,
Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70,
đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra gay gắt, tỉ
lệ lạm phát có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu
lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện
đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với
tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng
được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư
trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, Việt Nam đã ra
khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương
thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều mặt hàng nông sản khác đứng
hàng đầu thế giới.
Đi cùng với sự phát triển về kinh tế là sự phát triển về xã hội Việt Nam
tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân ngày càng được cải thiện. Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng
kể; sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú, đa dạng. Năm 2019 chỉ số phát triển
con người của Việt Nam đạt mức 0,704 thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển cao
của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làn nền tảng tư tưởng. Tích cực xây dựng văn hoá, giữ gìn
và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc. Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới. Đối với xây dựng nhà nước,
Đảng ta xác định: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và
vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm
giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt
động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”.
Đối với nạn tham nhũng, tiêu cực lãng phí Đảng ta nhận định tại Đại hội
IX “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và
là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta” và những nhận định đó đã
được nhắc lại cụ thể và sâu sắc hơn trong các Đại hội X, XI, XII và XIII. Từ
năm 2013 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập, trực
thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban, công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng đã được Đảng chỉ đạo ráo riết, quyết liệt và có những
chuyển biến tích cực. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến này, đã thi hành kỷ
luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên
Trung ương Đảng. Qua thanh tra, kiểm toán, các cơ quan chức năng đã kiến nghị
xử lý tài chính, thu hồi 82.560 tỷ đồng và 883ha đất; kiến nghị xử lý hành
chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân.
Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ nguôi hy vọng lật đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa nước ta, xoá bỏ đi những thành trì chủ nghĩa xã hội trên thế
giới, chúng sử dụng dũng nhiều chiêu bài, luận điệu, chủ yếu bằng chiến lược
“Diễn biến hoà bình”, thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên mọi lĩnh
vực đời sống. Lợi dụng vào những mặt hạn chế trong công tác quản lý của Nhà
nước ta, chúng dùng mọi luận điệu để xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh trong nền tảng tư tưởng của ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa
nguyên, đa đảng. Trên các trang mạng xã hội, chúng tung những thông tin sai
lệch và luận điệu bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ta; kích động mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, giữa Đảng với nhân
dân, kích động đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 nhằm phủ nhận vai trò
của Đảng ta.
Như lời Bác dặn “Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu,
đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không có sai lầm mà
thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi
không”. Bác nhắc đến người lao động nói chung và nhắc tới cán bộ lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước ta nói riêng. Trước những khó khăn trước sau, trên dưới, dọc
ngang thông suốt cùng nhau tiến hành công cuộc đổi mới, thực tế có những hạn
chế còn tồn tại, nhưng Đảng ta không giấu giếm. Đảng ta đã lĩnh hội lời Bác căn
dặn: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì
đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm
mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính”. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta ngày càng vững mạnh,
ngày càng đạt được nhiều thành tựu để như lời nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa voà Nghị quyết Đại
hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa
bao giừo có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét