Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Đồng Tâm - nhìn lại



“Sau cơn mưa, trời lại sáng”, đó chắc là câu nói phù hợp nhất với nhân dân Đồng Tâm lúc này. Từng khuôn mặt rạng ngời, từng nụ cười hạnh phúc của bà con chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của Chính quyền Thành phố Hà Nội, của Đảng ta trên lĩnh vực an dân trị quốc. Các chướng ngại vật, các ụ đất đã được dỡ bỏ dần, Thôn Hoành lại trở về dáng vẻ yên bình vốn có của nó. Nhìn vào thôn Hoành bây giờ không ai nghĩ nơi này vừa mới ngày hôm qua hôm kia thôi còn ụ chốt dọc đường, còn những người với khuôn mặt căng thẳng tay lăm lăm gậy gộc, bao vây khắp nhà văn hóa xã. Mọi việc tưởng chừng như không thể kiểm soát nổi lại được giải quyết bằng một cuộc đối thoại, một cái bắt tay, một bản cam kết viết tay vội, và quan trọng nhất là một lời hứa. Không một tiếng súng nổ, không có tấn công, lại càng không có bạo loạn, mọi việc được giải quyết bằng khuôn mặt hồ hởi giữa hai bên, bằng những giọt nước mắt của sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì Chính quyền đã cho dân một cuộc gặp gỡ đối thoại, hạnh phúc vì chính quyền đã cho dân một lời cam kết sẽ làm cho ra nhẽ việc này, không để người dân phải ấm ức. Mặc dù nhận thức của người dân về quy định của pháp luật còn hạn chế, hành động tuy có phần xốc nổi nhưng sâu trong họ vẫn là người nông dân hiền lành chất phác, thật thà đôn hậu, mang trong mình tinh thần yêu nước sâu sắc và lòng tin sắt đá vào Đảng. Đây có thể coi là may mắn lớn nhất của chúng ta, vì nếu người dân mất lòng tin vào chính quyền, vào Đảng thì mọi việc chắc sẽ không được giải quyết ổn thỏa như ngày hôm nay. Sự việc có đi quá đà phải chăng cũng chỉ vì con đường mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người dân trót làm bậy. Nhưng quan trọng nhất là nhân dân đã nhận ra cái sai của mình, biết quay đầu hối lỗi. Từ lâu truyền thống của cha ông ta là “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, cam kết của chủ tịch Chung không truy cứu trách nhiệm hình sự với người dân Đồng Tâm một lần nữa khẳng định thêm cho truyền thống tốt đẹp đó.      

Sau câu chuyện từ Đồng Tâm, chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm và bài học vô cùng đáng giá. Đó là bài học về trị quốc an dân, là bài học dùng tâmđể đối nhân xử thế, luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân để từ đó đưa ra đối sách đúng đắn, hợp với lòng ngườivậy mà mới đây, một số bài đăng trên tạp chí  luận khoa của một số bàinhà báo tự do, blogger Đoan Trang về sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâmđã bóp méo sự thật

Chúng ta thấy rằng mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật của con người. Nó đem con người đến gần với nhau hơn. Nó giúp người ta nói lên suy nghĩ của mình được nhiều hơn. Và đặc biệt, nó giúp cho người truyền tải cảm hứng, giúp cho cộng đồng gần gũi nhau hơn. Tới đây, với cuộc cách mạng 4.0, các nhà khoa học còn mong muốn xây dựng sự tương tác mạnh mẽ hơn giữa thế giới ảo và thế giới thật. Dễ thấy, sự tác động của hai thế giới, “ảo” và “thật” đã gần nhau lắm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều câu chuyện không hay đã diễn ra trên mạng xã hội cho thấy, việc cộng đồng trong xã hội kêu gọi xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên cấp thiết. Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng văn hóa phải xuất phát từ hai phía, từ cơ quan quản lý nhà nước và từ mỗi người dân.
Thực tế thời gian qua cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông nên đã hạn chế được nhiều tài liệu xấu độc từng được lưu truyền trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter hay YouTube cũng đã thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ khi chấp hành đầy đủ việc gỡ bỏ những thông tin bịa đặt, xấu độc.

Còn nhớ khoảng 10 năm trước, sự bùng nổ với nhiều hệ lụy của game online, các nhà chức trách ở nhiều nước đã quản lý tài khoản game qua số công dân. Việc này được cho là đã giảm tải, hạn chế rất nhiều tác động tiêu cực do game online gây ra. Tuy nhiên, mạng xã hội khác game online ở chỗ, người ta biết rõ con người sử dụng tài khoản nhưng lại không thể kiểm soát được những điều họ bình luận, tương tác với cộng đồng mạng. Do đó rất cần sự vào cuộc của cư dân mạng để xây dựng một nền văn hóa mạng trong sạch, lành mạnh.

Trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần”, “người dẫn dắt dư luận”. Một số nhân vật nổi tiếng chỉ bằng cách đưa những câu chuyện "sốc, sex, sến" nhưng vô tình đã "tung hỏa mù" làm "bẩn" môi trường mạng xã hội. Có kẻ thì núp dưới chiêu bài từ thiện đánh vào tâm lý thương người của số đông để trục lợi; cá biệt cho kẻ còn lợi dụng những mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân để đưa chuyện không đúng lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, kích động... Và trong sự “nổi tiếng” của những đối tượng này có một phần trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta khi tham gia mạng xã hội, vô tình hay cố ý, bị cuốn theo những cuộc tranh luận do họ dựng lên có chủ đích xấu. Mạng xã hội có xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi người sử dụng, do đó chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong mỗi lời nhận xét, phê bình, hay gắn biểu tượng cảm xúc của mình khi tham gia mạng xã hội.

Thành ngữ có câu “năm người mười ý” nhưng cũng có câu “nhiều cái đầu sáng suốt hơn một cái đầu”. Điều đó cho thấy việc tranh luận nào thì cũng có hồi kết, và những ý kiến kết luận thường là ý sáng suốt. Vấn đề là làm sao tập hợp được những “cái đầu sáng” để cùng đưa ra ý kiến lành mạnh, bổ ích. Trước khi ý kiến sáng suốt cuối cùng được đưa ra, mỗi người hãy nên bình tâm suy nghĩ để đưa ra ý kiến một cách chính xác, thấu đáo, có văn hóa. Việc đơn giản vậy nhưng sẽ góp phần làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...