Chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ
sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội
nước ta đã thông qua Hiến pháp mới. Điều 53 Hiến Pháp đã khẳng định rõ: “Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý”. Trên cơ sở Hiến pháp, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất
đai. Điều 4, Luật Đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của luật này”.
Việc thể chế hóa chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai trong Hiếp pháp và Luật Đất đai đã nhận được sự đồng
tình, nhất trí cao trong nhân dân. Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng sở
hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm “kỳ lạ”, “bay bổng của những
người cộng sản”, người dân không có thực quyền gì đối với đất đai... Ý kiến
trên dựa trên những lập luận cho rằng: Đã là chủ sở hữu thì đó phải là một chủ
thể, một pháp nhân cụ thể có tư cách pháp nhân, còn “toàn dân” không thể là một
khái niệm kinh tế để thực thể đó có thể sở hữu một cái gì đó; là sự đánh tráo
khái niệm “sở hữu nhà nước về đất đai”...
Trong thời gian gần đây qua sự việc xảy ra tại Đồng
Tâm Mỹ Đức Hà Nội có bài viết cho rằng : “sở hữu toàn dân”, “ Đây là một quan niệm kỳ lạ về quyền tài sản
chỉ có ở các nước thuộc khối Liên Xô cũ, nay vẫn tồn tại ở Trung Quốc và Việt
Nam” hay là “sở hữu toàn dân là một
quan niệm chính trị bay bổng về kinh tế của người cộng sản, nhưng được lồng
ghép một cách cưỡng bức vào khung pháp lý thông thường về quyền sở hữu tài sản”.
Tôi chỉ nêu lên một vài chi tiết trong bài viết đã được đăng tải trên Blog
cá nhân của tác giả đó. nhưng chúng ta có thể thấy rằng
đây là tư tưởng phản động và chống đối, đi ngược lại với Hiến pháp và luật đất
đai của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua và ban hành
nay vẫn còn hiệu lực. Đồng thời cũng trái với đường lối, quan điểm của Đảng,
nhà nước ta về quản lý và sử dụng đất đai đã được quy định cụ thể trong Hiến
pháp và Luật Đất đai từ trước đến nay vẫn được toàn thể nhân dân ta đồng thuận
và ủng hộ.
Trước hết, cần khẳng định rằng, sở hữu toàn
dân về đất đai không phải là quan niệm “kỳ
lạ”, “bay bổng của những người cộng sản”, người dân không có thực quyền gì
đối với đất đai. Đây là quan niệm phản động và sai trái của một vài cá nhân lợi
dụng vào vấn đề đất đai để đưa ra các quan điểm chống phá Đảng , nhà nước ta,
gây chia rẽ nội bộ đi ngược lại lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Bởi vì, sở
hữu toàn dân về đất đai không đồng nhất với sở hữu nhà nước về đất đai. Sở hữu
toàn dân về đất đai phải được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu của riêng ai,
toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu và được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý. Việc quy định Nhà nước ở nước ta
là đại diện chủ sở hữu đất đai và thống nhất quản lý xuất phát từ bản chất của
Nhà nước là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân và vì dân, mọi
tài sản, tư liệu sản xuất do Nhà nước đại diện cho nhân dân là chủ sở hữu đều
được sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích chung của toàn thể nhân dân. Đồng
thời, thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không làm hạn chế đến quyền
của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Vì Luật Đất đai (Điều 166, 167) quyđịnh người
sử dụng đất có các quyền chung và các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng
đất.
Việc thực hiện chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay còn tránh được những hậu quả do chế
độ sở hữu tư nhân đất đai gây ra. Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, trực tiếp là
địa tô trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Các Mác và sau đó là V.I.Lênin đã
chỉ ra tính chất vô lý của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nguồn gốc đẻ ra
địa tô, làm cho giá cả nông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, V.I.Lênin đã chủ trương phải quốc hữu hoá đất đai,
xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó là chế độ công hữu về đất
đai.
Đối với nước ta, trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, chế độ sở hữu phong kiến về đất đai mà hình thức sở
hữu đặc trưng là sở hữu tư nhân về đất đai đã kìm hãm sự phát triển nông
nghiệp và dẫn đến tình cảnh đại đa số nông dân không có ruộng đất, phải thuê
lại của địa chủ, phong kiến nên bị bóc lột địa tô rất nặng nề. Do vậy, việc xóa
bỏ chế độ sở hữu phong kiến về đất đai là một trong những mục tiêu của cách
mạng nước ta do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở nước ta hiện
nay, thực hiện chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, một mặt sẽ là phủ nhận thành
quả cách mạng của nhân dân ta giành được trải qua quá trình đấu tranh vô cùng
gian khổ với bao sự hy sinh, mất mát của các thế hệ chiến sĩ cách mạng Việt
Nam; mặt khác, sẽ tạo ra tiền đề, cơ hội dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp địa chủ
mới - giai cấp từng gây bao đau khổ cho nông dân nước ta trước đây. Chỉ có thực
hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chúng ta mới xóa bỏ tình trạng một nhóm
người dùng độc quyền sở hữu đất đai để bóc lột người sử dụng đất.
Mặc dù hiện nay, nền kinh
tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, song cũng
không thể thực hiện đa hình thức sở hữu về đất đai. Bởi vì đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt và có hạn; là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn
sống của nhân dân, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, không giống như
các tư liệu sản xuất, tài sản thông thường khác. Do đó, đất đai phải thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy
định của pháp luật thì việc khai thác, sử dụng đất đai mới bảo đảm hiệu quả
cao, nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,
an ninh của đất nước.
Trong thời gian qua, ở nước
ta nảy sinh một số tiêu cực, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, song những
hạn chế, tiêu cực đó không phải do bản chất của chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai gây ra. Những hạn chế, tiêu cực đó một mặt, do sự yếu kém trong quản lý đất
đai của Nhà nước ta, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ, đến nay,
chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ,
chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai còn
không ít hạn chế, yếu kém, một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục
lợi, tham nhũng; mặt khác, do nước ta trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử
khác nhau, đất đai có nguồn gốc rất phức tạp. Từ thực trạng đó, Luật Đất đai
năm 2013 đã có những điều chỉnh, bổ sung để việc quản lý, sử dụng đất đai chặt
chẽ, hiệu quả hơn, hạn chế nảy sinh những tiêu cực, hạn chế.
Từ những vấn đề trên cho
thấy, việc quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật trong
Luật Đất đai năm 2013 trên cơ sở Hiến pháp là cần thiết và đúng đắn, phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh nước ta hiện nay, bảo đảm sự thống nhất lợi ích của
người dân và lợi ích quốc gia. Việc một số người đưa ra luận điệu cho rằng sở
hữu toàn dân về đất đai là khái niệm “kỳ lạ”, “bay bổng”, người dân không có
quyền thực sự đối với đất đai... nhằm mục đích gì ? Thực chất, đó là sự biến
tướng của luận điệu cổ súy cho tư nhân hóa đất đất đai, phủ nhận chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai được quy định trong Hiến pháp và Luật Đất đai ở nước ta
hiện nay. Đồng thời đây cũng là một trong những biểu hiện của “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.
Chúng ta cần hết sức cảnh giác với luận điệu đó, bởi nó dễ gây ra sự phân tâm
trong xã hội, sự không đồng thuận trong nhân dân, cản trở việc triển khai thực
hiện Luật Đất đai chúng ta cần phải đấu tranh, lên án một cách mạnh mẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét