Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Thông tin sai lệch vụ Đồng Tâm từ đám "dân chủ" rởm



Nhìn nhận lại sự việc diễn ra tại Thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội người dân cả nước đều ghi nhận thái độ tích cực, thiện chí của chính quyền Hà Nội và người dân tại đây. Tất cả các bên liên quan đã tháo gỡ được nút thắt, đi đúng hướng trong việc giải quyết vụ việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, một số đối tượng chống đối không hài lòng kết quả trên mà “đâm bị thóc, chọc bị gạo” cố gắng bình luận, tạo ý kiến trái chiều nhằm gây chia rẽ giữa chính quyền và người dân Đồng Tâm.

Thực tế chứng minh, tại Việt Nam không có đất diễn cho những kẻ chống đối, phản động, mượn danh công lý mà kích động, xuyên tạc, phủ nhận vai trò của chính quyền, của lực lượng vũ trang. Ngay từ thời điểm diễn ra sự việc người dân giữ 38 người trong nhà văn hóa Thôn Hoành, trên mạng xã hội các đối tượng đã loan tin người dân tẩm xăng xung quanh cán bộ, chiến sỹ để tạo sức ép với chính quyền, đưa tin có 300 côn đồ đang tấn công vào làng đêm hôm 19/4... và bây giờ khi thất thế thì lại cho rằng: “Có sự gây chia rẽ giữa giới báo chí chính thống và các facebooker - nhà báo công dân” ( trích blogger Đoan Trang trả lời BBC).

Thật nực cười, giả sử nếu thông tin đúng sự thật, khách quan, phản ánh thực tế diễn biến sự việc thì tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa những người đưa tin như vậy? Giải thích vấn đề này đơn giản là các “facebooker rởm” vẽ ra các kịch bản, đưa thông tin không đúng sự thật. Đoan Trang phải nhớ báo chí chính thống là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân phương tiện để người dân cả nước... không thể đem so sánh với các bài viết sai sự thật được.

Đoan Trang không thể đổ thêm dầu vào lửa, đưa tin nghiệp dư tới BBC khi phát ngôn: “Cần nhìn nhận một cách công bằng rằng: Để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, phần lỗi thuộc về một nhà nước hạn chế tự do ngôn luận và của một nền báo chí bị nhà nước kiểm soát. Nhà nước luôn đưa ra cơ chế đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân, công dân có quyền đưa  thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân, ngoại trừ những thông tin mà pháp luật nghiêm cấm tại điều 9, Luật Báo chí năm 2016.

Việc người dân Thôn Hoành tràn ra đường vỗ tay với những khuôn mặt rạng rỡ, vui mừng khôn xiết khi chủ tịch Nguyễn Đức Chung về làng đối thoại như báo chí thông tin phản ánh sự thật khách quan, phản ánh chân thực hành động của nhân dân chứ không thể nói “một số đông nhà báo Việt Nam có vẻ đã quên hoặc không biết đến nhiệm vụ bảo vệ công lý”hay “Dân chúng đã đón chào ông Chung như đón chào một ông tiên về làng” như ả Đoan Trang phát ngôn.

Đội ngũ nhà báo không có chủ ý ca ngợi ai cả, chỉ khẳng định sự tích cực của chính quyền Hà Nội, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Tôn trọng sự thật khách quan, bảo đảm lợi ích của nhân dân, giải quyết theo đúng pháp luật là sự cần thiết đối với tất cả các bên liên quan tới vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm. Là những người quan sát cũng phải tôn trọng điều này và phải có mong muốn đảm bảo, ổn định an ninh chính trị, không được kích động, đưa tin thất thiệt, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...