Bùi Tín bút danh là Thành Tín, sinh năm 1927, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân dân. Tháng 9 năm 1990, Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo Nhân Đạo, báo của Đảng cộng sản Pháp, rồi quyết
định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân
quyền theo cách của ông. Các bài viết của Bùi Tín ban đầu phê phán đường lối hiện
hành của ban lãnh đạo Đảng
cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán
cả chế độ cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do
dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.
Tháng
5, Đảng, nhân dân ta đang hướng tới Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII. Hội nghị sẽ
thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà
nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi
mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư
nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm
2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ và một số nội dung quan trọng khác. Đó là
những nội dung quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
về đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cũng như
xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trước tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương 5, các thế lực
thù địch lợi dụng một số vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội không thuận lợi trước
đó nhằm tuyên truyền, nói xấu chế độ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, bài viết
của Bùi Tín. Trong đó, tuyên truyền nước ta đang ở trong cuộc tổng khủng hoảng
nghiêm trọng chưa từng có. Chúng đưa ra những luận điệu xuyên tạc như sự khủng
hoảng về học thuyết, chế độ chính trị, khủng hoảng về chính sách, tổ chức và khủng
hoảng về tham nhũng. Bên cạnh đó, lợi dụng sự kiện Đồng Tâm, Mỹ Đức để kích động,
chia rẽ khối đoàn kết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.
Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mỗi
người dân Việt Nam chúng ta đều có thể thấy được rõ ràng sự thay đổi to lớn của
đất nước mang tính chất lịch sử, đặc biệt sau đường lối đổi mới năm 1986. Những
thành tựu trên tất cả các lĩnh vực mà chúng ta đạt được là công sức của toàn Đảng,
toàn dân, là sự kết hợp hoàn hảo giữa “ý Đảng, lòng dân”.
Trong quá trình Đổi mới, ở bất kỳ một đất nước nào, sai lầm
trong tổ chức thực hiện là không thể tránh khỏi, nhưng những sự kiện vừa qua chỉ
là một vết gợn nhỏ trong quá trình thay đổi toàn diện bộ mặt của đất nước, đồng
thời cũng thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng.
Và chúng ta tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chung sức, đồng lòng của toàn
dân và cả hệ thống chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét