Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ



Cách mạng tháng Tám vừa thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, chặn tay bọn xâm lược. Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên các chiến trường.

Theo lời kêu gọi của Đảng, của Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống “nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ bị nạn” ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác ... Sau đó ít lâu được đổi thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Chiều ngày 28 tháng 5 năm 1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, “Tổng Hội” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương.

Để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét, cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” được tổ chức trong cả nước, mở đầu bằng buổi lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức chiều ngày 17 tháng 11 năm 1946 tại Hà Nội. Hồ Chủ tịch đã đến dự buổi lễ và tặng chiếc áo mà Người đang mặc (chiếc áo sau này bán đấu giá được 3.500 đồng).

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19 tháng 12 năm 1946, theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Thương binh, liệt sĩ trở thành vấn đề lớn.

Trước yêu cầu bức xúc đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình tử sĩ, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Để chủ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng thương binh (thuộc Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam) được thành lập và đầu tháng 7 năm 1947 Bác Hồ đã đồng ý cho thành lập Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”.

Cũng trong thời gian này, tại một địa điểm xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là “Ngày Thương binh toàn quốc”.

Thế nhưng các thế lực phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng ngày thương binh liệt sỹ hàng năm để nói xấu chế độ chính sách của Đảng ta làm giàm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và nhân dân. Chúng đã xuyên tạc ý nghĩa ngày thương binh liệt sỹ. mục đích của chúng muốn che lấp đi tộ ác của chúngtrong chiến tranh ở việt nam đồng thời chúng nói xấu bôi nhọ đảng nhà nước ta, chúng dùng mọi thủ đoạn nhưng chủ yếu là trên không gian mạng.

Vì vậy chúng ta cần cảnh giác với những thủ đoạn của các thế lực thù địch kiên quết đấu tranh với những luận điệu sai trái. tích cực tuyên truyền ý nghĩa của ngày thương binh liệt sỹ cho mọi cán bộ, chiến sỹ đến mọi người dân và bằng những việc làm cụ thể để chi ân với nhưng người đã ngã xuống vì độc lập tụ do của tổ quốc. 

Trong những ngày tháng 7 thể hiện sự tri ân, tiếp nối đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trên khắp mọi miền đất nước đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa đối với thương binh, người có công và gia đình liệt sỹ. Đây là dịp để tôn vinh những anh hùng, bà mẹ Việt Nam anh hùng đã đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ. Xin được cúi đầu trước linh hồn những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ.

Cảm nhận ngày thương binh liệt sỹ

 “Chiến tranh”  hai tiếng đau thương và nghiệt ngã biết bao! Hàng triệu gia đình, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng và những đứa con mồ côi cha…và những đồng đội trở về  với bao vết tích trên thân mình. Để hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình, thống nhất Bắc Nam xum họp một nhà.  Chúng ta nhớ về những ngày tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, đất nước chỉ luôn muốn hòa bình, để giữ lấy nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc, hàng triệu thanh niên Việt Nam với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, ra đi với tình yêu cho quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt, thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tổ quốc mãi ghi công các anh. Dù đã qua đi, những mỗi tấc đất của quê hương đã chứa đựng tâm hồn và thể xác của các anh, để bây giờ chúng tôi, những người thanh niên Việt Nam được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc; và dù đã qua đi những gì chiến tranh bỏ lại vẫn là nỗi đau mãi còn đâu đó trên khắp miền quê của một đất nước nhỏ bé nhưng đã có những kỳ tích chống giặc ngoại xâm anh dũng hào hùng. Đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày, hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước, những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội. Họ cố tình không thấy những thành tựu của đất nước, nhìn nhận phiến diện, thiếu thiện chí, xúi giục nhân dân gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, lợi dụng lòng tin của nhân dân để làm băng hoại đạo đức xã hội, vì mục đích cá nhân đen tối. Nhiều phần tử bất mãn, cơ hội, cấu kết với các tổ chức trong và ngoài nước chống phá cách mạng nước ta, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các anh hùng, những người có công với đất nước. Thậm chí có bộ phận chưa thấm hết lịch sử Việt Nam, rồi bị các thế lực lôi kéo, mua chuộc nên họ cho rằng chúng ta đã  anh dũng hi sinh là điều không cần thiết,  coi cuộc kháng chiến chống mỹ như một cuộc nội chiến.

Thấu hiểu những hi sinh to lớn, Bác Hồ đã viết: “Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hi sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với những con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng” và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại”.

Gần 70 mùa thu đi qua là 70 mùa tri ân, ngày 27/7 trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, mà phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả thường xuyên. Đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội bất mãn chính trị và khẳng định rằng Việt Nam chúng ta là một nước yêu chuộng hòa bình, nhưng khi Tổ quốc lâm nguy thì lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước dù phải chịu hi sinh để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Vì vậy đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là những chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hãy sống sao cho xứng đáng với sự ra đi của các anh, hãy tự rèn luyện, học tập để lĩnh hội tri thức, chắc tay sung bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa chính trị, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 27 tháng 7

Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước ta do Đảng lãnh đạo nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế vô sản, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh tính mạng, xương máu, cống hiến sức lực, trí tuệ và tài sản cho đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao to lớn của những người và gia đình có công với cách mạng.

Từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, số binh sĩ bị thương và hy sinh trong chiến đấu ngày càng tăng lên. Vấn đề thương binh, liệt sĩ trở thành vấn đề lớn và quan trọng. Ngày 16 tháng 02 năm 1947, Chính phủ ban hành chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ”; đây là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với các chiến sĩ và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6 năm 1947 tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một hội nghị quan trọng của các cơ quan Chính phủ và các hội, đoàn thể chính trị ở Trung ương đã quyết định chọn ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc. Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1947 tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn, đại biểu Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc trịnh trọng đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc. Từ đó, vào dịp 27 tháng 7 hàng năm, nhân dân cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động quyên góp, giúp đỡ, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và đã trở thành ngày rất thiêng liêng, thể hiện sự tôn trọng, quý mến đối với những người đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà hy sinh xương máu.

Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước quyết định đổi ngày “Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.

Trong Di chúc, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”; “Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”; “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.

Trước những mất mát, hi sinh của các thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã luôn chú trọng làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; thể hiện tình cảm, đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng rộng lớn của toàn dân.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ đã trở thành ngày truyền thống của đất nước, là ngày lễ quan trọng, hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của nhân dân ta. Hằng năm cứ đến ngày này, thế hệ trẻ hôm nay lại có nhiều nghĩa cử cao đẹp để thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người con của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, dám hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc. Sự cống hiến, hi sinh của họ thể hiện rõ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, của truyền thống hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Chúng ta có quyền tự hào về những người con ưu tú đó của dân tộc Việt Nam.

Đến nay, tuy chiến tranh đã đi qua nhưng những di chứng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Nó để lại cho mỗi người, mỗi gia đình, bạn bè và người thân các thương binh, liệt sỹ. Ngoài những mất mát, hi sinh mà các anh đã vinh viễn mất đi ở chiến trường thì vẫn còn đó những di chứng, thương tật mà các anh còn để lại trên cơ thể của mình cũng như để lại cho thế hệ con cháu về sau này. Đó là các nạn nhân của chất độc màu da cam, đó là những đứa trẻ bị di chứng của chiến tranh do bố mẹ tham gia chiến trường…. Những nỗi đau đó vẫn còn hiện hữu, chưa thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình, dòng họ. Thấy rõ được điều này, chúng ta càng cảm thông, chia sẻ hơn nữa cho hoàn cảnh của họ, đồng thời càng căm thù hơn đối với kẻ thù đã gieo rắc nên tội ác này.

Tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tôn vinh các liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những người và gia đình có công với nước; giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân đối với những người và gia đình có công; khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữa các đối tượng chính sách; đánh giá hiệu quả về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện của Đảng, Nhà nước chăm lo cho người và gia đình có công cách mạng.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc; thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với những người và gia đình có công là động lực vật chất, tinh thần để cổ vũ, động viên các đối tượng chính sách vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống.

Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác chăm lo người và gia đình có công là một hệ thống chủ trương, chính sách hoàn chỉnh, có hiệu lực và hiệu quả cao; các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân nhận thức đầy đủ về hệ thống chủ trương, chính sách đó và quyết tâm tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cao, thiết thực. Làm tốt chính sách đối với những người và gia đình có công thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do đó, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta những người dân Việt Nam một lần nữa xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các Anh hùng liệt sỹ ngọn nến tri ân, những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm nhang xin bày tỏ lòng thành kính, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến các anh - những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc. Vinh quang của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay không ai khác chính các anh là những người đã tạo nên. Tổ quốc, nhân dân Việt Nam tự hào về các anh - những người anh hùng của dân tộc Việt Nam!

Viết về ngày thương binh liệt sỹ



Ngày 27/7/1947 - 27/7/2017 tròn 70 năm kỷ niệm, chúng ta mỗi người dân Việt Nam kính cẩn nghiêng mình để tưởng nhớ linh hồn các bậc tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng ngã xuống, đánh đổi xương máu của mình cho nền độc lập, tự do và sự thống nhất, phồn vinh của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay.

Hằng năm cứ đến ngày này, thế hệ trẻ hôm nay lại có nhiều nghĩa cử cao đẹp để thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trong nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt. Họ là những người con của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, dám hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc. Sự cống hiến, hi sinh của họ thể hiện rõ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, của truyền thống bốn nghìn năm lịch sử giữ nước và dựng nước của cha ông ta. Chúng ta có quyền tự hào về những người con ưu tú đó của dân tộc Việt Nam.

Đến nay, tuy chiến tranh đã đi qua nhưng những di chứng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Nó để lại cho mỗi người, mỗi gia đình, bạn bè và người thân các thương binh, liệt sỹ. Ngoài những mất mát, hi sinh mà các anh đã vinh viễn mất đi ở chiến trường thì vẫn còn đó những di chứng, thương tật mà các anh còn để lại trên cơ thể của mình cũng như để lại cho thế hệ con cháu về sau này. Đó là các nạn nhân của chất độc màu da cam, đó là những đứa trẻ bị di chứng của chiến tranh do bố mẹ tham gia chiến trường…. Những nỗi đau đó vẫn còn hiện hữu, chưa thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình, dòng họ. Thấy rõ được điều này, chúng ta càng cảm thông, chia sẻ hơn nữa cho hoàn cảnh của họ, đồng thời càng căm thù hơn đối với kẻ thù đã gieo rắc nên tội ác này.

Trước những mất mát, hi sinh của các thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong suốt thời gian dài từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà còn cho muôn đời con, cháu mai sau.

Do đó, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn ”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta những người dân Việt Nam một lần nữa xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các Anh hùng liệt sỹ ngọn nến tri ân, những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm nhang xin bày tỏ lòng thành kính, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến các anh - những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc. Vinh quang của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay không ai khác chính các anh là những người đã tạo nên. Tổ quốc, nhân dân Việt Nam tự hào về các anh - những người anh hùng của dân tộc Việt Nam!

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...