Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ



Cách mạng Tháng Tám thành công, khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, chiến tranh bùng nổ. Trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sỹ, đồng bào ta đã bị thương, nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường.

Ngày 16/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Cũng trong thời gian này, tại một cuộc họp ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn huyện Đại Từ (Thái Nguyên), đại diện cho Đảng và Nhà nước đã chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc.

Tháng 7 năm 1955, “Ngày Thương binh” được đổi thành “Ngày Thương binh – Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sỹ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh – Liệt sỹ” của cả nước.

Đã 70 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh – Liệt sỹ đầu tiên ấy, mỗi năm cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước lại tưởng nhớ đến Bác và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sỹ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người. Cứ đến những ngày này mỗi người dân Việt Nam lại vô cùng xúc động, tưởng nhớ đến các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thươngbinh, bệnh binh đã hy sinh xương máu của mình, tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho Tổ quốc. Biết bao người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ, hay để lại một phần thân thể, đã hy sinh máu xương vì lý tưởng cao đẹp, như Anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã viết: “Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản, tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng …”.

70 năm qua, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền, đài liệt sỹ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo. Hệ thống cơ sở vật chất cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công ngày càng được tăng cường. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước, diện người có công được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên dần. Đến nay, hầu hết những người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục – đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa,” chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...