Đã 70 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh - Liệt sỹ đầu
tiên, mỗi năm cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước
lại tưởng nhớ đến các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh, các mẹ
Việt Nam anh hùng, các thương binh,bệnh binh đã hy sinh xương máu của mình, tô
thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những người tuổi đời còn
rất trẻ đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng
hiến cho Tổ quốc. Biết bao người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ, hay
để lại một phần thân thể, đã hy sinh máu xương vì lý tưởng cao đẹp, như Anh
hùng lực lượng vũ trang như: Tô Vĩnh Diện, La Văn Cầu, hay liệt sỹ, bác sỹ Đặng
Thuỳ Trâm đã viết: "Hãy giữ vững tinh
thần của người cộng sản, tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim
cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng". Họ là những
con người đã góp phần quan trọng làm nên những trang sử sáng ngời trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Để có được độc lập tự do cho dân tộc họ đã
mãi mãi ra đi ở lứa tuổi hai mươi và tên tuổi của họ đã làm nên lịch sử dân tộc.
Trong thời bình những người thương binh, bệnh binh luôn là lực lượng tiên phong
mở đường, là tấm gương sáng trên mặt trận xây dựng kinh tế, văn hóa , xã hội,
phát triển đất nước.
Thế nhưng trong
những năm qua các thế lực thù địch, đặc biệt là các thế lực phản động,
chống phá Đảng và Nhà nước được sự hậu thuẫn, lót tay của kẻ thù thường xuyên
có những hoạt động chống phá, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước về Ngày Thương binh - Liệt sỹ. Chúng thường xuyên thực hiện
chiên lược “diễn biến hòa bình” gây kích động chính trị ở một số địa phương,
đặc biệt là vùng sâu, vùng xa những nơi có trình độ dân trí còn thấp. Chúng cho
rằng đất nước được giải phóng khổng phải là do các anh hùng liệt sỹ làm nên,
kinh tế chậm phát triển là do gánh nặng thực hiện các chính sách xã hội, trong
đó có thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Hay những chính sách quan tâm
đến Thương binh - Liệt sỹ là hoàn toàn
sai lầm. Đảng, Nhà nước ban hành chính
sách là chỉ quan tâm ưu tiên đến một lực lượng trong xã hội mà họ không hoàn
toàn xứng đáng. Hay chúng nghêu ngao rằng thương binh liệt sỹ là gánh nặng kìm
hãm sự phát triển của xã hội không đáng được quan tâm. Lực lượng thương binh,
bệnh binh cản trở sự phát triển kinh tế đất nước…
Chúng ta kiên quyết đấu tranh chống lại
âm mưu hành động chống phá và xuyên tạc của kẻ thù về Ngày Thương binh - Liệt
sỹ. Những quan điểm xuyên tạc của chúng là hoàn toàn sai trái, gây chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc ta, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng , Nhà nước ta.
Thực tế kể từ ngày Thương binh - Liệt sỹ đầu tiên 27/7/1947, Đảng và Nhà nước
ta luôn có những chủ trương chính sách ưu đãi quan tâm đối với những người có
công với cách mạng, luôn quan tâm giáo dục truyền thống cho lớp lớp thế hệ
người Việt Nam về truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa,
ăn quả nhớ người trồng cây” đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân
tộc ta, bằng những việc làm và hành động
thiết thực như động viên, thăm hỏi,
tặng quà, thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công với cách
mạng; xây dựng nhà tình nghĩa… Trong suốt 70
năm qua, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách được ban hành
đúng với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với lòng dân đẻ tôn
vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền, đài liệt sỹ
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo. Hệ thống cơ sở vật chất cho
thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công ngày càng được tăng
cường. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, diện người có công
được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên dần. Đến nay, hầu hết những
người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về
chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở.
Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa," chăm sóc người có công đã thật sự
trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã
hội, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước với nhiều hình thức tổ
chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành
nét đẹp văn hoá trong đời sống xã hội. Chúng ta luôn mong muốn rằng sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước sẽ bù đáp được phần
nào những đâu thương mất mát của những cá nhân, gia đình có người thân là
thương binh, liệt sỹ đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc để cho chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Những thương
binh, bệnh binh luôn là tấm gương sáng, là động lực tinh thần cho thế hệ trẻ
hôm nay học tập, phấn đấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét