Chúng ta đang
tiến gần đến tháng 9 mùa thu lịch sử, đất nước tròn 72 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945
– 02/9/2017). Ngày mà mà lớp trẻ chúng tôi rạo rực, chỉ muốn cất vang lên những
lời ca hát về một dân tộc anh hùng.
Ngày 02 tháng 9
đã trở thành dốc mốc lịch sử trọng đại của đất nước, mở ra trang sử mới trong
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày mở ra một cuộc đổi mới
chưa từng có đối với mỗi người dân Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
được xây dựng.
Từ mùa thu Tháng chín
năm 1945 ấy, đất Việt Nam yêu dấu bước sang trang sử mới. Những người dân lam
lũ, đói nghèo với vũ khí thô sơ, chủ yếu là gậy gộc, giáo mác, quốc, thuổng, đã
nhất tề vùng dậy theo tiếng gọi của Việt Minh lật đổ chính quyền thực dân,
phong kiến, nhấn chìm bè lũ cướp nước, bán nước, đưa Việt Nam từ một nước nô lệ
bị sự thống trị hà khắc của chính quyền thực dân - phong kiến trở thành một
nước tự do và độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, đã trở thành người làm chủ
đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Ngày 02/9 tại
Quảng trường Ba Đình lịch sử, với hình ảnh một vị cha già của dân tộc. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cất lời tuyên bố dõng dạc với quốc dân và nhân dân thế giới rằng “Một
dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan
góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự
do, dân tộc đó phải được độc lập”, “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập, sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy”. Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn luôn
quyết chí bảo vệ Tổ quốc, giữ vững thành quả của cách mạng. Trong mỗi giai đoạn
của lịch sử là một chiến tích hào hùng. Kể từ lúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước đến mùa thu năm 1945 ấy là cả một cuộc trường chinh của toàn dân tộc Việt
Nam với biết bao hy sinh, đau thương và mất mát. Tất cả người dân đã dũng cảm,
kiên cường chiến đấu trong vô vàn khó khăn, thiếu thốn để đổi lấy độc lập, tự
do. Cuộc kháng chiến cực kỳ gian khổ, chỉ có lòng yêu nước nồng nàn mới có được
quyết tâm, chịu đựng hy sinh, chấp nhận chia lìa người thân, quên bản thân
mình chỉ với cùng một mong muốn duy nhất: “Giành lại đất nước từ tay thực
dân Pháp xâm lược, phá bỏ chế độ phong kiến, xây dựng một đất nước tự do và độc
lập”.
Kỷ niệm ngày Quốc khánh
nhắc chúng ta nhớ rằng tự do, độc lập của quê hương, của đất nước được đánh đổi
bằng biết bao xương máu và nước mắt của những người đã được Tổ Quốc ghi công,
của biết bao chiến sĩ vô danh đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ. Những hy
sinh to lớn của hậu phương cho tiền tuyến, đó là những người mẹ mãi mãi mất
con, người vợ mãi mãi mất chồng, người con mãi mãi mất cha, mất mẹ, gia đình
mất đi người thân…để giành bằng được độc lập cho Tổ Quốc thiêng liêng . Đất
nước Việt Nam dù nhỏ bé trên bản đồ của thế giới nhưng chưa bao giờ khuất phục
trước sức mạnh của lũ giặc ngoại xâm. Dòng máu anh hùng trong lớp lớp thế hệ
người Việt Nam “lớp cha trước lớp con sau trở thành đồng chí chung câu quân
hành, từ ngàn đời vẫn chảy trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam đến hôm
nay và mãi đến các thế hệ mai sau”.
Ngày nay,
chúng ta được sống yên bình của đất nước có môt vị thế ngày càng lớn mạnh trên
thế giới, dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng đất nước ta đang dần được xây
dựng “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Chúng ta ngày càng hội nhập, hợp tác với tất
cả các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế là
chúng ta vẫn còn là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nhân dân còn nghèo,
nền kinh tế phát triển chưa ổn định, dân trí chưa cao, xã hội còn nhiều bất
cập, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền
xuôi ngày càng lớn khiến cho sự phân hóa ngày càng rõ rệt. Làm cho những người
giàu có họ dần quên đi giá trị lịch sử của dân tộc, mà không biết rằng cuộc được
sống trong môi trường hòa bình hiện nay là đánh đổi bằng xương máu của biết bao
người làm Cách mạng, biết bao người đã sự hy sinh và những người đã và đang bảo
vệ nền tự do - độc lập quí giá của dân tộc. Có lẽ chỉ những người đã trải qua
cuộc chiến tranh mới hiểu hết được sự quí giá của những ngày bình yên.
Bởi vậy sáng
thứ hai đầu tuần hàng tháng khi đứng nghiêm mình nhìn lá cờ vinh quang của Tổ
Quốc, cất lên lời quốc ca “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…” trong
lòng tôi dâng lên niềm cảm xúc ghi nhớ về công lao to lớn của bao thế hệ người
Việt Nam đã vì nước hi sinh giành lại cho con cháu một đất nước tự do - độc lập.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị
trường, tệ nạn xã hội và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch chúng ta
càng phải phát huy hơn nữa lòng tự tôn dân tộc, quyết giữ vững thành quả của
cách mạng phát huy truyền thống yêu nước đồng lòng cùng chung sức bảo vệ quê
hương, đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét