Công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở đơn vị cơ sở nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị,
tư tưởng vững vàng, kiên định, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp
hành pháp luật, kỷ luật, củng cố giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ
Hồ” trong tình hình mới.
Trong
quá trình tổ chức, thực hiện cho thấy, bên cạnh kết quả đạt được, còn không ít
hạn chế, khuyết điểm: “Công tác giáo dục chính trị còn có nội dung, có mặt chưa
theo kịp sự vận động của thực tiễn, chưa đáp ứng điều kiện cơ bản của mục tiêu
giáo dục chính trị tại đơn vị. Việc đổi mới kết cấu chương trình, nội dung giáo
dục chính trị còn chậm, chất lượng một số tài liệu giáo dục chính trị chưa cao,
nhất là tính định hướng chính trị tư tưởng. So với sự phát triển của thực tiễn,
xu thế hiện đại hóa và sự bùng nổ thông tin, nhu cầu nhận thức của các đối tượng
giáo dục thì việc đổi mới công tác giáo dục chính trị có mặt chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn mới”. Hình thức, phương pháp giảng dạy chính trị cho
các đối tượng chậm đổi mới, phương tiện lạc hậu, chưa thật sự phong phú, sinh động
hấp dẫn, thu hút bộ đội; ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình, học cụ sáng
tạo vào giáo dục chính trị còn hạn chế. Chất lượng cán bộ giảng dạy chính trị tại
các đơn vị chưa đều; trình độ, kiến thức, năng lực thực hiện chức trách, nhất
là năng lực sư phạm của đội ngũ cán bộ chính trị đại đội, cán bộ trung đội trưởng
còn hạn chế. Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ quan cần
đặc biệt chỉ rõ: “Một số cấp ủy, chỉ huy nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quan tâm
đến công tác giáo dục chính trị; một số nhận thức chưa khách quan, toàn diện,
còn đổ lỗi mọi khuyết điểm vi phạm của bộ đội là do công tác giáo dục chính trị,
dẫn đến thiếu đồng bộ trong triển khai các biện pháp lãnh đạo, quản lý; việc
lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong giáo dục chính trị
hiệu quả chưa cao. Một số cơ quan chính trị, trực tiếp là cơ quan tuyên huấn
chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, đề xuất, tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo còn hạn
chế; đổi mới chưa mạnh; thiếu coi trọng các khâu, các biện pháp đột phá để nâng
cao chất lượng giáo dục chính trị tại đơn vị.”. Có thể khẳng định đây là một
nguyên nhân cơ bản làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, thiếu niềm tin vào Đảng. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Quyết định của
Bộ trưởng Bộ quốc Phòng về thực hiện đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị
tại đơn vị cơ sở trong giai đoạn mới” đặt ra cho cấp uỷ, chỉ huy đơn vị phải tiến
hành đồng bộ các giải pháp cơ bản, trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số
giải pháp cơ bản sau:
Một
là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng; nâng cao ý thức,
trách nhiệm, trình độ năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết
là chính uỷ, chính trị viên (cán bộ đảm nhiệm CTĐ,CTCT nơi không có chính ủy,
chính trị viên) trong tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Trước
hết, tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong quân
đội là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, của cán bộ, đảng viên, trong
đó cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ mà trực tiếp là chính uỷ, chính trị
viên các cấp giữ vai trò “trung tâm, then chốt” trong việc tăng cường, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở đơn vị. Xây dựng
các cấp uỷ, tổ chức đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị của đơn vị;
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tính sáng tạo
của các tổ chức đảng, nhất là lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đẩy mạnh
xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện. Thường xuyên đổi mới công tác lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp; bồi
dưỡng nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệt, thực
hiện các nghị quyết về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cấp uỷ các cấp,
phải đảm bảo tính toàn diện và biết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động
công tác tư tưởng đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản, những khâu then chốt, dứt
điểm những vấn đề cụ thể, thiết thực, bức xúc đặt ra trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên.
Hai
là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp các hoạt động công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng ở
đơn vị cơ sở trong quân đội.
Thực
chất của việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đó là sự kế thừa và điều
chỉnh, bổ xung, phát triển một cách toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp
tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên để phù hợp với
nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội và đơn vị hiện nay. Nội dung giáo dục phải
toàn diện, phải tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng. Tuyên truyền, giáo dục nhiệm vụ của
quân đội, đơn vị, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, chiến sĩ, làm cho họ hiểu đầy đủ về
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, từ đó có mục đích, động cơ, thái độ đúng đắn,
có phương pháp hành động phù hợp, đạt kết quả cao trong thực hiện trách nhiệm
được giao.
Tập
trung nghiên cứu đổi mới, cải tiến hình thức, phương pháp giáo dục chính trị,
tư tưởng tại đơn vị. Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ chí Minh”. Kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù
địch, phản động để phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, góp
phần tạo nên sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên,
chiến sĩ trong đơn vị, không để xảy ra bất ngờ, nhất là bất ngờ về tư tưởng.
Ba là,
phát huy tính tích cực, tự giác nâng cao chất lượng tự học, tự rèn của cán bộ,
đảng viên ở đơn vị cơ sở.
Việc
rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn trở thành nội dung trong lãnh đạo và tổ chức
thực hiện đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ. Do vậy, cấp uỷ, tổ chức đảng, chỉ huy
đơn vị phải thường xuyên giáo dục, quán triệt làm cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn
nhận rõ và quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ đơn vị. Trên cơ sở đó mới làm cho mỗi cán bộ,
đảng viên có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ tự học, tự rèn nâng cao
trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ được giao.
Bốn
là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, các phương tiện
trong tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Mỗi tổ
chức, mỗi lực lượng đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nên cần có sự phối hợp
chặt chẽ với nhau trong các hoạt động. Có như vậy mới có thể phát huy được thế
mạnh của từng tổ chức, từng lực lượng để hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề và điều
kiện cho nhau, tác động lẫn nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp để không ngừng
tăng cường chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đáp ứng yêu, cầu
nhiệm vụ phát triển của quân đội, của đơn vị. Không ngừng quan tâm đổi mới và
nâng cao chất lượng các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Đây cũng
là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong tiến hành tăng cường
quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong tình hình hiện
nay.
công tác giáo dục chính trị cần có những giải pháp như thế để giáo dục cán bộ chiến sĩ trong mỗi đơn vị cơ sở
Trả lờiXóagiáo dục chính trị để chống lại các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chúng ta trên phương diện tư tưởng văn hóa
Trả lờiXóa