Trước hết
phải khẳng định rằng tình hữu nghị truyền thống Việt Nam
– Trung Quốc là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đây là ưu tiên
hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa đạng
hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việc
tăng cường và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng ổn định, lành
mạnh là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, đóng góp vào hòa
bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Và đối với mối quan hệ hữu nghị Việt
Nam - Trung Quốc, chúng ta tin tưởng
rằng Việt Nam - Trung Quốc sẽ phối hợp
thực hiện hiệu quả những nhận thức chung và thỏa thuận đạt được và tiếp tục duy
trì trao đổi, tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao, thúc đẩy hơn nữa các
cơ chế giao lưu, hợp tác để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, góp phần
đưa quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Một trong các đặc
điểm của mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam là sự giao lưu về Đảng có tác dụng
giương cờ định hướng mối quan hệ hai nước. Tình hữu nghị đặc biệt “Vừa là đồng
chí vừa là anh em” là tài sản quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước Trung
Quốc-Việt Nam. Từ khi mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam bình thường hóa vào đầu
thập niên 1990, hai Đảng Trung Quốc-Việt Nam duy trì thông lệ gửi điện chúc
mừng và thăm hỏi cấp cao lẫn nhau sau đại hội Đảng. Sau đại hội XIX, Đảng Cộng
sản Trung Quốc, nơi đầu tiên xuất ngoại đi thăm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình là
Việt Nam. Chuyến thăm này của ông Nguyễn Phú Trọng vừa kế tục truyền thống của
hai Đảng vừa thể hiện rõ mối quan hệ tín nhiệm, hữu hảo lẫn nhau giữa hai Đảng.
Bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam nói, chuyến đi của ông Nguyễn Phú
Trọng thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam: Coi mối quan hệ với Trung
Quốc là “ưu tiên hàng đầu” của chính sách đối ngoại.
Mối quan hệ Trung
Quốc-Việt Nam còn có một tầng nấc tính đặc thù khác. Chính phủ Biden của Mỹ dốc
sức vào cái gọi là “Tái lập môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc”, nói
trắng ra là Washington đã nhìn thấy “không có cách nào hy vọng thay đổi Trung
Quốc từ bên trong”, đành rút lui, tìm cách tạo dựng vòng vây Trung Quốc từ xung
quanh, cô lập và kiềm chế Trung Quốc về ngoại giao và chiến lược. Cách đây mười
mấy ngày, quan chức Chính phủ Mỹ phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương, trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Kritenbrink vừa tới thăm Việt Nam, tại buổi họp báo ở Hà
Nội, ông ta, với dụng ý riêng, đã bảo đảm với Việt Nam là sẽ “không cho phép
một nước lớn nào đó dùng sức mạnh để ép buộc”, - ý đồ khiêu khích đã rõ mồn
một.
Có lẽ là trong mắt
giới tinh hoa chính trị Washington, mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có rất
nhiều chỗ có thể tạo ra hố ngăn cách chia rẽ, cho nên họ mới hao phí công sức
rất lớn đi “làm công tác Việt Nam”, nhưng điều đó không thể ngăn cản bước hợp
tác cùng có lợi Trung Quốc-Việt Nam, nguyên nhân căn bản là ở chỗ họ đánh giá
thấp truyền thống độc lập tự chủ của ngoại giao Việt Nam, hiểu lầm nền móng
vững chắc của sự hợp tác hữu hảo Trung-Việt Hai nước đều là quốc gia xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản cầm quyền, Trung Quốc cải cách mở cửa, Việt Nam “Đổi mới
mở cửa”, cả hai hình thành nơi hội tụ lợi ích to lớn và các giá trị tham chiếu
lẫn nhau, hai Đảng giao lưu khăng khít, dẫn dắt sự phát triển mối quan hệ hai
nước. Nếu đơn giản hiểu điều này là Việt Nam “về kinh tế không thể không phụ
thuộc vào Trung Quốc”, đó là nhận định sai lầm nghiêm trọng về mối quan hệ hai
nước. Thực ra, Mỹ và phương Tây chưa bao giờ bỏ qua dịp làm “diễn biến hòa
bình” với hai nước Trung Quốc-Việt Nam.
Vì thế chúng ta đặc
biệt hiểu và tán thưởng chính sách “Bốn không” của Việt Nam – Việt Nam chủ
trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết chống lại nước khác;
không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự tại Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh
thổ Việt Nam để tác chiến với nước khác; trong quan hệ quốc tế không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Điều đó thể hiện trí tuệ chính trị của Việt Nam.
Trên mức độ nhất định,
“Bốn Không” đặt cơ sở phát triển mối quan hệ Trung-Việt về hướng “Bốn Tốt”.
Những năm gần đây, Trung Quốc-Việt Nam kiên trì Phương Châm Mười Sáu Chữ “Láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và
tinh thần “Bốn Tốt” mãi mãi làm “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt”, tình hữu nghị hai nước được đẩy tới giai đoạn mới của mối quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cuộc gặp mặt nhà lãnh đạo cấp cao nhất hai
Đảng, hai nước lần này cũng sẽ làm cho tình hữu nghị Trung -Việt càng thêm vững
chắc.
Trung Quốc-Việt Nam
núi liền núi, sông liền sông, văn hóa gắn bó với nhau, hai nước lại đều ở vào
thời kỳ đi lên trong công cuộc phát triển nhanh chóng xã hội, kinh tế. Sau đại
hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công cuộc hiện đại hóa kiểu Trung Quốc
trong tiến trình mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển và nhiều lợi ích hơn cho
các nước xung quanh, kể cả Việt Nam. Chúng ta vui mừng thấy các nước xung quanh
đều tiến lên phồn vinh giàu mạnh, thành tích mà Trung Quốc và Việt Nam mỗi nước
giành được trong xây dựng hiện đại hóa và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước
chẳng những phù hợp lợi với ích của nhân dân hai nước mà còn hình thành hiệu
ứng làm mẫu trong phạm vi khu vực và thế giới.
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa