Ngay vào những ngày đầu tiên của tháng 11, tuy diễn
biến thời tiết có nhiều thay đổi, nhiều phong trào thi đua được chào mừng. Song
vượt lên trên tất cả là không khí thi đua sôi nổi của Thầy và Trò của các Học
viện nhà trường nói chung và Học viện Chính trị
nói riêng. Tất cả cùng thi đua lập thành tích hướng về Ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11.
Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam là một dịp để xã hội tôn vinh những người đang
công tác trong ngành Giáo dục, những người vẫn miệt mài ngày đêm với sự nghiệp
trồng người cho đất nước. Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày hội lớn được cả
xã hội đặc biệt quan tâm. Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống tôn sư
trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta.
Vài nét về lịch sử ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam (ngày 20-11)
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã hình thành
2 hệ thống chính trị đó là hệ thống Xã hội chủ nghĩa và hệ thống Tư bản chủ
nghĩa. Nền kinh tế ở các nước trên thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển
với tốc độ nhanh.
Tuy
nhiên, đời sống của đội ngũ những người trí thức làm nghề dạy học ở các nước
này vẫn không được cải thiện, không được chăm lo cho xứng với công lao mà họ
đóng góp cho xã hội. Ngày 20 - 11 - 1957, Hiệp hội những người dạy học trên
toàn thế giới đã nhóm họp tại Vác xa va - thủ đô nước Ba Lan. Hội nghị đã phân
tích vai trò to lớn của đội ngũ giáo giới đối với sự nghiệp chấn hưng các quốc
gia. Hội nghị đã thông qua bản Hiến chương đòi hỏi chính phủ các nước phải cải
thiện đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đội ngũ các nhà giáo. Trước sự đấu tranh
của đội ngũ các nhà giáo toàn thế giới nên chính phủ các nước đã phải sửa đổi
chính sách, đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ các Nhà giáo. Từ đó cả thế giới lấy
ngày 20 - 11 là ngày Hiến chương các Nhà giáo.(chúng ta quen gọi là ngày Quốc
tế Hiến chương các nhà giáo). Ở Việt Nam, ngày Hiến chương các Nhà
giáo (sau này gọi là ngày nhà giáo Việt Nam) được tổ chức ở tất cả các địa
phương trong nhiều năm. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cũng giai đoạn
này nhiều nước trên thế giới không tổ chức ngày Hiến chương Nhà giáo nữa, ngành
Giáo dục Việt Nam đã lấy ngày 15 - 10, ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành GD để tổ
chức kỷ niệm nhằm ghi nhớ công ơn của Bác đối với sự nghiệp GD cả nước và
đồng thời nhắc nhở các thầy cô giáo, các em học sinh quyết tâm làm theo lời dạy
của Bác.
Khẳng
định vai trò vị trí quan trọng của đội ngũ Nhà giáo đối với công cuộc phát
triển đất nước, ngày 28- 9- 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) đã ký quyết định lấy ngày 20- 11 hàng năm là ngày Nhà Giáo Việt Nam .
40 năm qua, ngày Nhà giáo Việt Nam được các địa phương trên cả nước tổ chức rất qui mô, trọng thể, trang trọng. Điều đó càng khẳng định sự quan tâm của Đảng, Chính quyền đối với sự nghiệp Giáo dục, sự tôn vinh nghề dạy học và vai trò của người thầy trong giai đoạn mới. Ngày 20-11 sẽ mãi mãi là ngày truyền thống vẻ vang của giáo giới Việt Nam.
Hòa
cùng với khí thế thi đua sôi nổi của toàn ngành giáo dục trên cả nước, từ gần một tháng nay, Học
viện Chính trị như có thêm một luồng sinh khí mới. Các hoạt động thi đua
diễn ra vô cùng sôi động. Các thầy cô thì miệt mài trên từng trang giáo án, tổ
chức tốt các hoạt động Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng dạy và học,
thi đua giành nhiều hoa điểm tốt,
Hội thao trong các khối cơ quan, đơn vị quản lý học viên diễn ra sôi nổi... tất cả cùng thi đua lập
thành tích cao nhất hướng tới ngày kỷ niệm 20/11 này.
Nhân
dịp kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2022 xin gửi tới các
thầy giáo, cô giáo lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các kỹ sư tâm hồn luôn luôn
mạnh khỏe tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó
khăn hạn chế, cố gắng nỗ lực và quyết tâm hơn nữa, dấy lên phong trào thi đua
mới trong giảng dạy và học tập theo hướng chất lượng hiệu quả toàn diện, phấn
đấu thực hiện thành công những nhiệm vụ đã đề ra cho năm học mới, tạo tiền đề
cho những năm tiếp theo.
Câu này rất hay "không thày đố mày làm nên"
Trả lờiXóa