Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường một số mặt đã và đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống đa phần nhân dân được cải thiện, trong đó có các tín đồ tôn giáo; bên cạnh đó cũng tạo môi trường khách quan, thuận lợi cho sự phát triển tín ngưỡng tôn giáo và tàng trữ trong lòng nó những yếu tố tiêu cực. Cùng với những vấn đề “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, vấn đề tôn giáo hiện nay đang là một vấn đề nhạy cảm và có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, sử dụng vấn đề “tôn giáo” để tác động, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, phục vụ các ý đồ chính trị phản động của chúng. Tình trạng lợi dụng tôn giáo để chống phá, vu khống đường lối lãnh đạo của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc đang có xu hướng tăng lên. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp về tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay.
Đối
với các thế lực thù địch, tôn giáo là cái “cớ” để khai thác, nhằm xuyên tạc để
chống phá Đảng, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại đoàn kết
tôn giáo, gây chia rẽ, kích động hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng,
gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn,... Một sự việc rất nhỏ, một mâu thuẫn bình
thường trong lĩnh vực tôn giáo có thể bị thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc trở nên
nghiêm trọng; một vụ việc tôn giáo xảy ra tại một khu vực, một địa phương cũng
rất dễ bị khuếch đại thành vấn đề quốc tế; một sự kiện vốn chỉ là hiện tượng,
nhưng có thể bị xuyên tạc trở thành bản chất; một vấn đề mang tính bộ phận,
nhưng lại dễ biến thành toàn thể; một câu chuyện vốn rất bình thường, nhưng có
thể bị biến thành phức tạp.
Trong
nhiều năm qua, những nhận định sai trái, xuyên tạc với thái độ thù địch và động
cơ chính trị xấu vẫn thường xuyên xuất hiện, cho dù tình hình tôn giáo ở Việt
Nam tốt đẹp, quyền tự do tôn giáo ngày càng được bảo đảm tốt hơn thì những luận
điệu kiểu ấy vẫn phát tán và hoàn toàn không ăn nhập gì với thực tiễn đời sống
tôn giáo ở Việt Nam. Kỳ thực, các quan điểm sai trái, thù địch, kích động mâu
thuẫn, xung đột,... đều đã được lập trình với rất nhiều phương án, kịch bản
khác nhau để hướng đến mục đích cuối cùng là thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, là
gây “cách mạng không tiếng súng”, nhằm công kích, chuyển hóa chế độ. Chiến
thuật, chiến lược này không mới, nhưng nó nguy hiểm ở chỗ luôn âm thầm, rình
rập, chờ thời cơ, kiểu “nước nhỏ lu đầy”, “mưa dầm thấm lâu”,...Các thế lực thù
địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn
áp hoạt động tôn giáo. Quan điểm này thường viện dẫn rằng có những hoạt động
tôn giáo bị chính quyền ngăn cản hoặc giải tán. Tuy nhiên, trong thực tế những
hoạt động tôn giáo bị chính quyền giải tán là những hoạt động chưa được sự đồng
ý của các cơ quan có thẩm quyền, nói cách khác, đây là hoạt động trái pháp
luật. Theo pháp luật Việt Nam, việc tuyên truyền tôn giáo, tổ chức các hoạt
động tôn giáo đông người ngoài cơ sở thờ tự và những địa điểm hợp pháp khác, mà
chưa được sự đồng ý của chính quyền là một hành vi vi phạm pháp luật. Khi thấy
các cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn những hoạt động này, các thế lực thù
địch lu loa rằng, đó là hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hạn
chế tôn giáo mà quên rằng, các cơ quan đang thực thi pháp luật Việt Nam chứ
không phải thực thi pháp luật của một đất nước nào khác.
Quan điểm của các thế lực thù địch,
như vừa trình bày ở trên, rõ ràng là sự xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam
một cách trắng trợn nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị. Điều mà các thế
lực thù địch mong muốn đạt được khi xuyên tạc, vu cáo tình hình tôn giáo ở Việt
Nam đó là, làm cho tình hình tôn giáo ở Việt Nam trở lên phức tạp, kích động,
thúc đẩy những mâu thuẫn trong các tôn giáo, giữa các tôn giáo với nhau; kích
động những nhân vật tôn giáo bất mãn, cực đoan lôi kéo những người khác gây mâu
thuẫn, xung đột, chống đối, biểu tình … gây ra những phức tạp về an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang cho người dân, tạo ra những
điểm nóng về tôn giáo, về trật tự xã hội… để từ đó có cớ can thiệp, thổi phồng,
quốc tế hóa…
Ngày nay, công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải vận dụng và phát
triển một cách sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những vấn đề có tính nguyên tắc
của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; Đảng và
Nhà nước ta thể hiện quan điểm trước sau như một: tín ngưỡng hay không tín ngưỡng
là sự lựa chọn tự do của con người, bởi vì tôn giáo là niềm tin và tồn tại như
một nhu cầu tinh thần của quần chúng. Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn
đề tự do tôn giáo luôn luôn rõ ràng và phân minh. Một mặt Đảng và Nhà nước ta
tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác lại nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc
phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật làm ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc,
xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân hoặc trái với
thuần phong mỹ tục. Hiên nay Quân đội ta cùng với toàn Đảng, toàn dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội, tuyên truyền chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta, đấu tranh chống thù địch, chia rẽ các tôn giáo,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, trong nhiệm vụ xây dựng
và củng cố nền quốc phòng toàn dân phải tiếp tục thực hiện phương hướng xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đó là lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt
đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ
nghĩa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống, thực sự là đội quân
công tác phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hoà bình” đang lợi dụng
vấn đề tôn giáo để phá hoại đất nước ta.
chúng ta không nên nghe bọn phản động nói
Trả lờiXóa