Tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách
nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống
pháp luật, vì đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp
năm 1946 đến Hiên pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.
Họ
sử dụng thông tin tài liệu cũ từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước
công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà
nước để tiếp nhận thông tin không chính xác đưa vào báo cáo đánh giá; khuyến
khích cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng
ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa
gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi
ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm
mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền, họ kích động với luận điệu, đây là
quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; đồng thời lợi
dụng mạng xã hội, Feebok, Blog… hội luận xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo
của Việt Nam, là “bước thụt lùi”; “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công
ước quốc tế về quyền con người”…
Phải
khẳng định ngay rằng, những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc nêu trên
là hết sức phi lý, với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình
cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, nhằm tạo sự hoài nghi về chính
sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
Dù
các thế lực thù địch có cố tình, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng
không thể chia rẽ chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo tin tưởng vào chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo được chính quyền quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi,chức sắc, tín đồ và nhân dân được tự do hành lễ ở nhà riêng, hay cơ
sở thờ tự…thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh, khối đại đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo, khẳng định chính sách nhất quán, củng cố nềm tin tưởng
của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước.
tự do tôn giáo ở Việt Nam là số 1
Trả lờiXóa