Trong lịch sử phát triển
của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, dù là nước lớn hay bé, phát triển hay
đang phát triển, đều xây dựng cho mình những chủ thuyết, bao gồm hệ thống các
quan điểm, nhận thức, tư tưởng mang tính lý thuyết nhằm định hướng cho sự phát
triển của quốc gia. Hệ thống tư tưởng định hướng này được cụ thể hóa thành
đường lối, chủ trương, chính sách, sách lược, chiến lược… nhằm hiện thực hóa
những mục tiêu phát triển của các quốc gia, dân tộc trong thực tế. Chính nhờ
được trang bị hệ thống lý luận khoa học, con tàu cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi đến đài
vinh quang, sánh vai cùng bạn bè trên thế giới, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng:
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay…”.
Trong phạm vi hội thảo,
tác giả tập trung phê phán các luận điệu, quan điểm sai trái của các thế lực
thù địch phủ nhận thành tựu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận quan điểm
có tính nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”; bác bỏ quan điểm của các thế lực thù địch về yêu cầu
xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo học thuyết tam quyền
phân lập:
Thứ nhất, kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu, quan điểm
sai trái của các thế lực thù địch phủ nhận thành tựu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm 1994, lần đầu tiên
quan điểm, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được xác định tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII giữa nhiệm
kỳ. Đây là quá trình mở đầu từ đúc kết, kế thừa có chọn lọc và vận dụng sáng
tạo tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại và quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới vào
thực tiễn xây dựng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
đã xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản
lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự
giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm dụng quyền, xâm phạm
quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành
động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng
thời bảo đảm sự thống nhất của Trung ương”.
Trong quá trình đổi mới
và cải cách đó, chúng ta nhận rõ một sự thăng hoa rõ rệt của nhận thức lý luận
của Đảng ta trong vấn đề Nhà nước pháp quyền. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đưa yêu
cầu đó lên thành quy tắc hiến định (Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001
và nay tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013) thể hiện sự thừa nhận và sự kết hợp tính
phổ biến của một giá trị lịch sử nhân loại với những nét đặc trưng, những giá
trị độc đáo của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đánh giá về thành tựu xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn
thiện, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Những thành tựu về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được thực tiễn kiểm nghiệm, hoàn toàn
bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch cho rằng, nhà nước
pháp quyền chỉ có thể thành công ở mô hình tư bản chủ nghĩa, gắn với chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Thứ hai, bác bỏ luận điệu sai trái, phủ nhận vai trò của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là nguyên tắc Hiến định mang tính giai cấp sâu sắc, nguyên tắc bảo đảm sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp cách mạng xã hội của nước ta là sự nghiệp cách mạng của toàn dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận hợp thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời là lực lượng lãnh đạo hệ thống đó. Vì vậy, Nhà nước là một thành viên trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa tất yếu phải do Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng. Mọi hoạt động của Nhà nước, cũng như việc tổ chức xây dựng và phát huy vai trò hiệu lực của Nhà nước trong điều hành quản lý xã hội đều phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, ngoài ra không lực lượng nào có quyền nắm và lãnh đạo Nhà nước.
hãy chung tay đấu tranh chống lại các thế lực thù địch
Trả lờiXóa