Tham nhũng chính là trở lực lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc
tế của đất nước. Nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đó cũng chính là một
trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nhận thức rõ nguy cơ và tác hại của vấn nạn này, nên phòng và đấu tranh
chống tham nhũng luôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đồng
thời được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng
và chỉnh đốn Đảng. Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa
thường xuyên và lâu dài để Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với vai trò
tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Thực tế
cho thấy, bên cạnh những tích cực trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng
phí của Đảng ta, hiện nay cũng phải nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại như:
tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa
được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng,
phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã
hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác",
nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc tính chất nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm; thiếu bản lĩnh, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, thậm chí còn bao che cho người vi phạm.
Một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ
lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp cao thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa
cá nhân, thậm chí suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cơ chế
kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của
người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức; luật pháp, cơ chế,
chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng; việc thực thi pháp luật nói
chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng nói riêng ở
một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm.
Trong tình hình đó, Nghị quyết Đại hội XIII đã chỉ rõ: “Công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng”; “kiên quyết,
kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị
cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”. Cùng với tinh thần chỉ
đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và của
người đứng đầu Đảng về việc thực hiện nhiệm vụ trọng yếu này, chứ không
phải/không bao giờ nhằm mục đích “đánh bóng tên tuổi của mình”, nhằm “thanh
trừng phe cánh”… như các luận điệu bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội.
Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư, với quan điểm “Không có vùng
cấm, không có ngoại lệ” chúng ta bày tỏ niềm tin vào quyết tâm của Đảng cũng
như cả hệ thống chính trị. Chúng ta tin tưởng trong nhiệm kỳ mới công tác đấu
tranh phòng chống tham nhũng của Đảng sẽ đạt những kết quả tích cực, góp phần
xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xứng tầm với vai trò Đảng cầm quyền
đưa cách mạng Việt Nam đạt được những kết quả thiết thực.
chống tham nhũng phải triệt để
Trả lờiXóa