Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

NVD40 - Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về Dự thảo Luật Đất đai

 

            Thời gian vừa qua, lợi dụng vấn đề toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các trang mạng phản động như BBC, RFA có những bài viết đưa ra các quan điểm chống phá, phủ nhận giá trị của việc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và coi Dự thảo Luật Đất đai là bước lùi, gây hậu quả lớn cho người dân và xã hội nếu trở thành Luật. Chúng cho rằng đây là cách để tạo điều kiện cho “Chính quyền cướp đất của dân”, “là vi phạm nhân quyền”. Cũng giống như mọi khi, trước những dự thảo luật, những chính sách mới của Nhà nước luôn là chủ đề để các thế lực thù địch nhắm vào chống phá, kích động quần chúng nhân dân bằng luận điệu xuyên tạc, đánh tráo khái niệm, nêu ra vấn đề không đúng bản chất, hòng dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực.

            Thực tế chúng ta có thể thấy, quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; chế độ đất đai sở hữu toàn dân lần đầu được quy định trong Hiến pháp năm 1980. Đến nay, qua một số lần sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai, Đảng, Nhà nước luôn kiên định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện cho toàn dân là chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Chế độ sửa hữu toàn dân về đất đai hoàn toàn phù hợp, thể hiện tính ưu việt đóng góp quan trọng duy trì sự ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và đặc điểm lịch sử, tự nhiên của nước ta.

            Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho người sử dụng đất khá nhiều quyền: Sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn... Về cơ bản, người sử dụng đất ở Việt Nam đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ. Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng đất không có là: Không được tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời gian giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng. So sánh với luật đất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền của người sử dụng đất của Việt Nam cũng không có chênh lệch đáng kể. Như vậy, không có sự khác biệt lớn về phương diện tạo quyền tự chủ cho người sản xuất, kinh doanh sử dụng đất hiệu quả giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta và chế độ tư hữu đất đai ở một số nước.

            Bên cạnh đó, những sai phạm về quản lý đất đai đều được Đảng, Nhà nước kịp thời xử lý nghiêm minh. Vì thế, mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, chống phá chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội; hòng kích động, gây bất ổn môi trường CT-XH của nước ta; cùng với đó cần phát huy dân chủ, tích cực đóng góp dự thảo Luật, góp phần xây dựng hệ thống luật đảm bảo chặt chẽ, góp phần xây dựng Đất nước ngày càng giàu mạnh.

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...