Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

NVI41 - KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC RẰNG “VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO”

 

            Có thể thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của Nhân dân luôn được tôn trọng và bảo đảm bằng hiến pháp và phát luật. Tuy nhiên, một bộ phận những kẻ có âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn dùng những luận điệu đã cũ, lạc lõng, không ngừng vu cáo và xuyên tạc như “Việt Nam kìm hãm, đàn áp tự do tôn giáo của nhân dân”. Âm mưu sâu xa của chúng là muốn xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, tiến tới xoá bỏ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn Dân ta đang nỗ lực xây dựng. Trái ngược với những luận điệu của các thế lực thù địch, mỗi chúng ta có thể khẳng định ở Việt Nam bức tranh về hoạt động tôn giáo dân đa dạng và tự do theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật đã ban hành.

            Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ Công hòa ra đời, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Quyền tự do tôn giáo của Việt Nam được Hiến pháp và pháp luật quy định. Các quy định pháp luật đều nhằm thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo, đó là “mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và phát luật; không lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép người dân theo đạo cũng như bỏ đạo.”;  điều 24 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 cũng quy định “ Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc lợi dung tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quy định này góp phần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

            Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì pháp luật của nhà nước ta còn có những quy định trừng trị những kẻ xâm hại đến lợi ích của tôn giáo, VD: tại điều 129, khoản 1 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009) có quy định; “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với ích của nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.

            Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV ngày 18.11.2016, Quốc hội đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 01-12-2016, Chủ tịch nước ký Lệnh số 12/L-CTN công bố Luật tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực chính thức từ ngày 01.01.2018. Luật tín ngưỡng, tôn giáo gồm 68 điều, 9 chương, 8 mục thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; khắc phục những tồn tại, bất cập của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo 2004, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác tôn giáo. Đồng thời, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

            Việt Nam hiện nay có 16 tôn giáo, với 43 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và đăng ký hoạt động, với khoảng 26 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 55 nghìn chức sắc, hơn 130 nghìn chức việc, gần 28 nghìn cơ sở thờ tự; 95% dân số có tín ngưỡng, tôn giáo. Đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo nêu cao tinh thần yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng đường hướng, phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc; tăng cường hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp ngày một lớn cho công tác an sinh xã hội; các chức sắc tôn giáo tham gia vào đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ngày càng nhiều.

            Như vậy có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đường hướng lãnh đạo đúng đắn, cùng với đó Nhà nước đã ban hành các công cụ pháp luật chính tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển và hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời bảo đảo các quyền tự do tôn giáo của nhân dân.

NVI41 - ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp. Ở trong nước, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nêu cao tính tiên phong, gương mẫu; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn tồn tại. Thậm chí có trường hợp còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch, phản động ráo riết đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách chống phá đường lối của Đảng, phủ nhận giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích của hoạt động này nhằm phủ nhận hạt nhân quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng, “hạ bệ thần tượng”, tiến tới làm phai nhạt tình cảm của Nhân dân Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực tiễn cách mạng khoa học thế giới đã chứng minh, bất cứ một đảng chính trị nào cũng được dẫn dắt bởi một hệ tư tưởng nhất định. Năm 1927, ngay trong tác phẩm “Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy, đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tay không có bàn chỉ nam”.

Tổ chức UNESCO đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thân khát vọng của các dân tộc trong việc bảo vệ bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho sự thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là sự vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam để giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cũng cần nói thêm rằng, không chỉ riêng tư tưởng Hồ Chí Minh mà ngay cả chủ nghĩa Mác-Lênin từ khi ra đời cho đến cho đến nay cũng luôn là mục tiêu bị các thế lực thù địch chống phá. Mặc dù vậy, những con người đấu tranh vì công lý, yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên thế giới vẫn kiên trì đấu tranh để khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng ta nhận thấy một điều, chủ nghĩa tư bản đã và đang vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm điều chỉnh, thích nghi để tồn tại. Điều này lại càng khẳng định một lần nữa bản chất khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh khi có sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam, giúp cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trong những năm tới, việc tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc là một vấn đề vừa cơ bản, vừa mang tính cấp thiết, chiến lược, lâu dài, không những chỉ để bảo vệ bản chất cách mạng và khoa học tạo nên giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn góp phần bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong tình hình mới hiện nay.

Những học giả chân chính trên thế giới đều khẳng định “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng” và nhấn mạnh: “Những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh và khả năng của Người trong việc sử dụng sáng tạo phương pháp lịch sử và duy vật để giải quyết các hiện tượng xã hội là nguồn gốc của những tư tưởng lỗi lạc của Người. Những tư tưởng của Người đã được kiểm nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, mở ra những tiềm năng chưa từng có cho các phong trào giải phóng dân tộc”.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh luận điểm trên là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở./.

 

NVH40 - Đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc chính sách đất đai ở nước ta hiện nay

 

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, cực đoan thường xuyên tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc để chống phá chính sách đất đai của Việt Nam.

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc

Những năm qua, cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Trong khi đó, lợi dụng việc Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), các đối tượng xấu đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng đưa ra các kiến nghị, đề xuất không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai mà chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai; làm thay đổi bản chất xã hội, chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.

Một số kênh truyền thông có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam đã đăng tải nhiều bài viết, thông tin, đánh giá mang tính chất xuyên tạc, hướng lái tiêu cực trong dư luận. Chúng xuyên tạc trắng trợn về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta, dẫn lời nhiều đối tượng bất mãn “Chính sách về đất đai này đã gây ra bao hệ lụy, oan ức cho người dân từ mấy chục năm qua”; đăng tải bài viết Kêu gọi cải cách Luật Đất đai tại Hội nghị Trung ương 5 có thành sự thật?; xuyên tạc “Luật Đất đai do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương là một luật trái với đạo trời, trái với lòng dân, phản tiến bộ”, “Cải cách thế nào, có triệt để hay không và có cứu Đảng được hay không phải còn chờ xem”,...

Các thế lực thù địch rêu rao, xuyên tạc đó là sở hữu đất đai toàn dân thì “mù mờ về pháp lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất đai, đặc biệt khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn… về đất đai xảy ra thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng.

Không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc nội dung Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), các đối tượng phản động đã bới móc các vụ việc tiêu cực liên quan đến đất đai, tung ra những thông tin không được kiểm chứng, quy chụp, suy diễn các vụ việc liên quan đến đội ngũ cán bộ của Đảng để gây hoang mang dư luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu hướng vào một số vấn đề chính là những vi phạm, bất cập, hạn chế liên quan đến lĩnh vực đất đai để hạ bệ, bôi lem, vấy bẩn vai trò lãnh đạo của Đảng; đưa ra những quan điểm sai trái, hướng lái công tác lập pháp trong lĩnh vực đất đai; bóp méo sự thật, phủ nhận những kết quả đã đạt, thổi phồng những sai phạm trong lĩnh vực đất đai để kích động sự mâu thuẫn trong xã hội.

Những luận điệu xuyên tạc của chúng hòng gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, gây phân tâm trong dư luận về các vấn đề liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất. Do đó, cần tỉnh táo nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc

Ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Tại Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương đề ra mục tiêu tổng quát hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đất đai là tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tiếp tục đưa ra các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, những bất cập liên quan đến vấn đề đất đai, phát triển hoàn thiện thể chế để bảo đảm vận hành hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất, nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi người dân và đảm bảo nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước.

Nghị quyết 18 đã nêu rõ "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.

Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm."

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cụ thể: Điều 53, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên, khoáng sản là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"; Điều 54 quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”. Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Bên cạnh đó, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, luật pháp Việt Nam nhất là Luật Đất đai năm 2013 đã cung cấp những căn cứ để phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất (người được giao đất và người thuê đất) và người đại diện chủ sở hữu toàn dân, thống nhất quản lý đất (cơ quan nhà nước các cấp). Cụ thể: Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 7, Điều 8 của Luật Đất đai cũng quy định rõ cá nhân nào có đủ tư cách là đại diện pháp lý trong các giao dịch đất đai của các chủ thể sử dụng đất theo Điều 5; đồng thời luật cũng phân định rõ ràng các quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (từ Điều 13 đến Điều 21).

Việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Vì vậy việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân là hoàn toàn đúng đắn chứ không phải sai lầm như các đối tượng chống phá đang cố tình lan truyền. Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Trên thực tế, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của cá nhân. Người sử dụng đất có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý còn đảm bảo việc sử dụng đất một cách hợp lý, đúng định hướng phát triển của đất nước và của từng địa phương.

Hiện nay, việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất; người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Việc quy hoạch đất đai phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Do vậy, nếu để sở hữu tư nhân về đất đai có thể sẽ kéo theo sự tích tụ đất đai tập trung vào một số cá nhân, tạo ra sự bất bình đẳng, làm gia tăng khoảng cách phân hóa trong xã hội, đặc biệt là việc đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Trong bài khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, phải tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?...

Tổng Bí thư còn đề nghị phải tìm ra bằng được những vướng mắc trong hệ thống thể chế pháp luật và tìm ra những trở ngại phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện với những câu hỏi rất trọng tâm, trọng điểm: “Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?...

Ở các nước trên thế giới khi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó là bởi Nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Điều đó cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế, ở nhiều nước chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những tiêu cực, bức xúc, tranh chấp, điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất; có những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chứ không phải là nằm ở việc thay đổi chế độ sở hữu.

Trong điều kiện kiện hiện nay thực hiện nhất quán quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 

NVH40 - “Bài Hoa” - quân bài chống phá

 

Từ khi các thế lực thù địch với Việt Nam thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, đối ngoại là lĩnh vực trọng điểm mà chúng nhằm vào để chống phá. Không chỉ phủ nhận những thành tựu của công tác đối ngoại, bằng nhiều thủ đoạn, chúng gia tăng tán phát những thông tin sai lệch, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam; kích động nhằm chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác, nhất là các nước lớn, nước láng giềng, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” lần thứ 3 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 17 đến 20-10-2023 là một trong những hoạt động ngoại giao quan trọng. Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới nên thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế. Và đương nhiên không tránh khỏi sự soi mói, xuyên tạc của những phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước.

Sáng kiến “Vành đai và con đường” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu lần đầu trong chuyến thăm Trung Á (tháng 9-2013) và Đông Nam Á (tháng 10-2013). Về phạm vi và địa lý, sáng kiến “Vành đai và con đường” trải dài từ châu Á đến châu Âu và có thể mở rộng ra châu Phi, châu Mỹ Latinh. Đến nay, Trung Quốc đã 2 lần tổ chức Diễn đàn hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường”. Trong cả 2 lần, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đều tham gia và có bài phát biểu quan trọng. Như vậy, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham gia sự kiện là sự tiếp nối các mối quan hệ đa phương và song phương mà Việt Nam đã, đang theo đuổi, nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ổn định và bền vững; đồng thời đóng góp cho sự ổn định và phát triển chung. Thế nhưng, những kẻ chống phá lại “bới bèo ra bọ”. Họ moi móc, thêm thắt vào những chuyện xa lắc hoặc dựng những chuyện không có thật để phá hoại mối quan hệ láng giềng mà từ bao đời, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dân 2 nước luôn cố gắng gìn giữ để mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Trang Chân trời mới - trang tin chống cộng khét tiếng, đã đưa ra những thông tin bịa đặt về chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngay từ khi sự kiện chưa diễn ra. Bài viết còn moi chuyện vài năm trước, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC rồi đưa ra luận điệu xuyên tạc: “Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam nhưng đòi phải “nâng cấp” bang giao Trung - Việt lên “tầm cao mới”. Rồi phao tin Trung Quốc đặt 800 phòng tại các khách sạn sang nhất ở Thủ đô Hà Nội - một cách trưng diễn kiểu “thiên hạ đệ nhất đoàn”, phù hợp với chuyến thăm cấp nhà nước của đại quốc... Bài viết còn đưa ra nhận định kiểu “thầy bói xem voi”: Trung Quốc sẽ có một số yêu cầu gây khó khăn cho Việt Nam và đưa ra câu hỏi liệu “ngoại giao cây tre” có còn hữu hiệu?… Tất cả thông tin xuyên tạc, bịa đặt cũng như sự “quan ngại” của những kẻ cơ hội chính trị nhằm gây hoang mang dư luận về đường lối đối ngoại của Việt Nam, nhất là đối với Trung Quốc. Rồi việc một nhóm người cứ đến ngày kỷ niệm sự kiện Gạc Ma lại kéo nhau ra khu tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) để thực hiện cái gọi là “tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh” tại đảo này. Họ nhân danh lòng yêu nước để tụ tập đông người, nhưng mục đích đen tối của nhóm người này thì ai cũng biết! Họ tạo nên đám đông, giăng lên những câu biểu ngữ, hô lên những câu khẩu hiệu chống Trung Quốc và gọi đó là thể hiện “tinh thần yêu nước”. Việc làm này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm và ngoài tụ tập, gây rối, họ chẳng hề có động thái nào để tri ân những người lính Gạc Ma đã hy sinh, kể cả những người còn sống!

Xâu chuỗi lại các sự việc trong thời gian dài, không khó để nhận ra âm mưu kích động tư tưởng “bài Hoa” mà những kẻ cố tình chống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua. Họ lờ đi những quyền lợi chính đáng và phù hợp của số đông nhân dân khi được sống, lao động trong bầu không khí cởi mở, thân thiện. Họ cố tình phá hoại chủ trương gác lại quá khứ, bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh, cùng nhau chung sống hòa bình, phát triển mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang theo đuổi. Và còn nhiều hoạt động mang tính chất “bài Hoa” mà những kẻ chống phá đã và đang tiếp tục thực hiện.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thập kỷ qua có nhiều bước thăng trầm, nhất là những vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Với một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, người dân đã phải đổ nhiều máu xương để gìn giữ hòa bình, độc lập, chúng ta không thể quên quá khứ đau thương, cũng không lơ là mất cảnh giác. Đảng ta luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm tiêu chí. Và Việt Nam luôn nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo dựa trên nhận thức đúng về đối tác và đối tượng. Trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “3 không”: Không tham gia các liên minh quân sự; không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia... Như vậy, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam không phải là một chiến lược, sách lược ngoại giao nhất thời mà là một chính sách chính trị, công khai, minh bạch, phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Những gì đã và đang diễn ra trong quan hệ ngoại giao nói chung; quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc nói riêng đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái mà trang Chân trời mới cùng các trang tin chống cộng đang ra sức xuyên tạc, chống phá.

 

NVH40 - Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc về phiên toà xét xử vụ khủng bố ở Đắk Lắk

 

Từ 16 đến ngày 20/1/2024,  Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra xét xử sơ thẩm 100 bị cáo trong vụ khủng bố, tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) hai xã ở Đắk Lắk, giết hại cán bộ, chiến sĩ Công an và người dân vào rạng sáng 11/6/2023. Dư luận đồng tình với bản án các bị cáo phải nhận. Vậy nhưng, lợi dụng sự việc này, các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc, bóp méo với mục đích chính trị hoá vụ án. Đây là chiêu trò của các thế lực thù địch sử dụng nhằm chống phá cách mạng Việt Nam; chúng thổi phồng, suy diễn, lái vụ việc sang hướng quy kết thành những vấn đề chính trị của đất nước.

Bản án thích đáng cho những kẻ khủng bố

“Tội Khủng bố bị cả thế giới lên án, trong đó nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ký kết các điều ước quốc tế chống khủng bố” - đó là lời mà vị Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh trước khi tuyên án. Hội đồng xét xử khẳng định, đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, ngang nhiên xâm phạm tài sản của cơ quan Nhà nước, cá nhân cũng như tính mạng của cán bộ, chiến sĩ Công an, cán bộ cơ quan Nhà nước và người dân thường vô tội, xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia…

Vì vậy, có 10 bị cáo phải nhận mức án chung thân về tội khủng bố. Các bị cáo còn lại trong nhóm phạm tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và “Khủng bố” bị xử phạt mức cao nhất là 20 năm tù giam và thấp nhất là 3 năm 6 tháng tù giam. Riêng 2 bị cáo Lê Văn Nghĩa (SN 1956) bị xử phạt 2 năm tù giam về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” và bị cáo Y Cing Byă (SN 1991) 9 tháng tù giam về tội “Che giấu tội phạm”. Về trách nhiệm dân sự, buộc 92 bị cáo liên đới bồi thường cho 25 bị hại, đại diện hợp pháp của bị hại là các tổ chức, cá nhân về các khoản chi phí cứu chữa, mai táng, thiệt hại về tài sản.

Bản án nhận được sự đồng tình cao của dư luận, nhất là người dân khu vực Tây Nguyên. Người dân nhận thấy, 10 bị cáo bị phạt tù chung thân, số còn lại lãnh án từ 9 tháng đến 20 năm tù là đúng người, đúng tội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng thể hiện được chính sách nhân đạo của pháp luật đối với những người lầm lỡ phạm tội, ăn năn hối cải.

Bản án nghiêm minh đối với những kẻ khủng bố, chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức với những ai đang mộng tưởng và có ý đồ chính trị đen tối, chống đối chính quyền, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân.

Nhân dân ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ hy sinh mới giành được độc lập, tự do cho đất nước, mọi người dân Việt Nam đều có nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước, những ai chống lại chính quyền là chống lại quyền lợi của Nhân dân, cần phải nghiêm trị.

Cảnh giác trước thủ đoạn đánh tráo bản chất vụ án

Bản án trên nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân Việt Nam; tuy nhiên, với các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, chúng tung ra thông tin sai sự thật, các hình ảnh được dàn dựng, cắt ghép với mục đích chính trị hoá vụ án.

Trên các trang mạng xã hội, các trang tin thiếu thân thiện với Việt Nam như Đài Á châu tự do (RFA), BBC Tiếng Việt, VOA tiếng Việt đã đăng tải nhiều bài viết có tính chất áp đặt, suy diễn vụ việc sang hướng quy kết thành những vấn đề chính trị của đất nước. Nhiều bài viết, bình luận bẻ lái, xuyên tạc, cho đó là “vi phạm nhân quyền”, “vi phạm dân chủ”, “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe nhóm”, “lỗi do độc đảng”… Cá biệt như các bài viết “Vụ xả súng tại Đắk Lắk vào tháng 6/2023 là “phản kháng chống lại áp bức” (RFA), “Thấy gì từ phiên tòa xét xử 100 người vụ tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk?” (BBC tiếng Việt), “Việt Nam nói vụ xử án ở Đắk Lắk mang tính ‘nhân văn’, giới quan sát nói gì?” (VOA tiếng Việt),… đã đưa nhiều thông tin sai sự thật, mang tính chụp mũ, suy diễn.

Thậm chí, nhiều bài viết liên tục vu cáo Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số và quy kết hành vi tấn công khủng bố là phản ứng từ sự dồn nén, phẫn uất của người dân. Những bài viết phiến diện, bịa đặt như thế được chia sẻ liên tục trên các fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân, các hội nhóm các dân tộc thiểu số, khiến một số người hiểu sai bản chất vụ việc. Chúng cố tình đánh tráo bản chất, biến vụ khủng bố thành vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong các dân tộc ở Tây Nguyên nhằm kích động tâm lý kỳ thị dân tộc, gây chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Đồng thời, chúng tạo cớ để kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Chúng tẩy trắng hành vi khủng bố và kích động, xuyên tạc chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta, đồng thời tiếp tục cổ suý, kích động cho những hành động khủng bố trên.

Từ phiên toà, các thế lực phản động đã moi móc, quy chụp các vấn đề về dân tộc ở Tây Nguyên như “Nhà nước Đê-ga”, “Tin lành Đê-ga” để chống phá nước ta. Chúng xuyên tạc chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng ta. Chúng vu cáo Nhà nước phân biệt đối xử, đàn áp quyền của người dân tộc thiểu số, nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân, kích động đồng bào chống đối chính quyền, đòi ly khai, quyền tự trị…

Những chiêu trò trên, các thế lực thù địch sử dụng thường xuyên, lặp đi, lặp lại nhiều lần nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Qua các vụ án, chúng thổi phồng, suy diễn, lái vụ việc sang hướng quy kết thành những vấn đề chính trị của đất nước. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cực đoan, cơ hội chính trị; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

 

NVH40 - Những mưu đồ đen tối núp bóng tôn giáo đã lộ nguyên hình

 

Rồi, nếu ai đã tới nhà thờ Thái Hà - Hà Nội vào tối 27-3-2009 để nghe bài giảng của linh mục Nguyễn Văn Khải về vụ xử án phúc thẩm, hẳn sẽ kinh ngạc, khó tin đó là bài giảng của một vị "chăn chiên". Thật đáng xấu hổ khi người ta cố tình lợi dụng niềm tin Thiên chúa để tiến hành những hành vi mà đức Chúa lòng lành chắc chắn không chấp nhận. Chấp nhận sao được khi có những công dân theo Thiên chúa giáo bất chấp luật pháp, bất chấp tinh thần "sống phúc âm trong lòng dân tộc", bị sự kích động của một số linh mục kéo nhau gây sức ép với chính quyền, làm trái pháp luật? Chấp nhận sao được khi người ta nhân danh Thiên chúa để "con chiên" bỏ bê công việc ra đứng giữa vườn hoa trời nắng chang chang để hô theo lời linh mục: "Thái Hà vô tội" và hát thánh ca dưới sự hướng dẫn của linh mục phó Bề trên Thái Hà Giuse Nguyễn Văn Thật và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong? Nhìn gương mặt chất phác của các công dân theo Thiên chúa giáo (trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em nông thôn), người có lương tri không khỏi đau xót, bất bình.

Cuối năm 2007, khi ông Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội, cùng một số linh mục ở Giáo xứ Thái Hà rục rịch khởi động kế hoạch "đòi quyền sở hữu đất đai" ở 42 phố Nhà Chung và 178 phố Nguyễn Lương Bằng, những người quan tâm tới sự kiện này đều nhận thấy dấu hiệu bất thường. Bởi cái gọi là cơ sở pháp lý mà ông Ngô Quang Kiệt và một số linh mục dựa vào, trên thực tế đã không còn giá trị từ hơn nửa thế kỷ trước. Cũng từ thời điểm đó, hình ảnh vị Tổng Giám mục từ ngày nhậm chức (19-2-2005) tỏ ra thân thiện đã dần lu mờ. Ðứng bên ông Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, còn có một số vị chức sắc Thiên chúa giáo như Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong,... Họ phụ họa với nhau, "kẻ xướng, người tùy". Họ lợi dụng sự khoan dung của Nhà nước để từng bước lấn tới. Họ cố tình đẩy một sự việc thuần túy dân sự sang lĩnh vực chính trị, từ đó vừa tìm cách khuếch trương thanh thế, vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam "đàn áp tôn giáo", "vi phạm nhân quyền"(!)

Ðể thực hiện được ý đồ, người ta đã có vô số thủ đoạn như xưng xưng gán cho hai mảnh đất ở 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng danh nghĩa là "linh địa Ðức Bà"; tung ra tin đồn "Ðức Mẹ chảy nước mắt", "Ðức Mẹ hiển linh" để mê hoặc niềm tin ngây thơ của một số người. Trên nhiều diễn đàn và qua hành động thực tế, một số chức sắc Thiên chúa giáo còn tỏ ra thành thạo trong việc sử dụng thủ đoạn nói một đằng làm một nẻo. Trả lời phỏng vấn trên vietcatholic ngày 19-9-2008, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nói: "Nếu có cái gì chưa nhất trí thì có thể đối thoại, có sức thuyết phục để tạo nên cái sự đồng cảm", nhưng   trong   đơn   khiếu   nạikhẩn cấp gửi Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông ta lại thách thức chính quyền: "Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi". Trả lời phỏng vấn trên RFA ngày 23-9-2008, linh mục Nguyễn Văn Khải lớn tiếng: "Chúng tôi vẫn muốn đối thoại với nhà nước trên các cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề một cách hòa bình, hợp với đạo lý, hợp với luật pháp, hợp theo lẽ công bằng. Như vậy mới mang lại sự ổn định bền vững cho xã hội, mới tốt cho mọi người". Nhưng thử hỏi, ngày 15-8-2008, sau khi kết thúc buổi lễ tại nhà thờ Thái Hà, ai là người đã xúi các công dân theo Thiên chúa giáo ra khu đất thuộc Công ty cổ phần may Chiến Thắng để cầu nguyện, đòi lại đất, sau đó dùng kìm cắt dây thép gai, dùng cuốc và đá xẻ, ván gỗ để đập phá, đẩy đổ một đoạn tường rào rồi tràn vào? Trong bài giảng tại Giáo xứ Thái Hà tối 27-3-2009, linh mục Vũ Khởi Phụng nói: "Ðã có một lần tôi thưa với một vị cao cấp rằng có những điều mà chẳng có ông giáo sĩ nào, chẳng có ông linh mục nào bảo mà người ta làm đâu bởi vì đó không phải là điều Chúa bắt buộc". Nhưng sự thật đã bác bỏ điều này, vì nhiều sự kiện đã diễn ra ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng đi đầu là các linh mục, tu sĩ trong áo thụng đen và đoàn thánh giá, nến giơ cao. Theo lý lẽ của các chức sắc tôn giáo kể trên, đó là hành động "đối thoại", là "hợp với luật pháp", là "mang lại sự ổn định bền vững cho xã hội" hay sao?

Vậy nhưng, sau khi Nhà nước nhắc nhở thì linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành - Giám tỉnh Dòng Chúa cứu thế Việt Nam, lại bao biện trên RFA ngày 18-12-2008 rằng: "về phương diện giáo luật, về phương diện mục vụ, chúng tôi thấy những người này không sai"(!) Cho nên, lúc ông Ngô Quang Kiệt tuyên bố: cầu nguyện không phải chỉ để đòi lại mảnh đất, mà là để đòi công lý và sự thật, thì ai cũng hiểu, hai mảnh đất ở 42 Nhà Chung, 178 Thái Hà chỉ là cái cớ để mấy chức sắc Thiên chúa giáo thực hiện ý đồ của họ. Ðến khi hành vi đi quá giới hạn của luật pháp thì họ "trưng" giáo luật, mục vụ ra làm bình phong che chắn. Song, chính cái sự "trưng" ra kia lại cho thấy họ là người không trung thực. Họ đang sinh sống và hành đạo trên đất nước Việt Nam nhưng lại coi thường kỷ cương phép nước, bất chấp luật pháp Việt Nam. Như thế có thể nói, cái gọi là "đòi quyền sở hữu đất đai" chỉ là một ngụy tạo để họ dấn sâu vào sự phi pháp, âm mưu "chính trị hóa" vấn đề. Ðã không trung thực về mục đích thì phải bao biện bằng hành vi cùng lời nói dối. Thật nực cười, khi họ coi sự kiện do họ khuấy lên có liên quan tới "nhân quyền", cố gắng đưa sự việc ra ngoài địa phận để kêu gọi "hiệp thông". Thậm chí ở hải ngoại, có người soạn sẵn văn bản, lấy chữ ký để có thể gửi tới lãnh đạo một số quốc gia nhằm "quốc tế hóa" một sự việc hoàn toàn có tính nội bộ của một địa phương. Còn gì đáng nói hơn, khi chính linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong Thư gửi "anh em toàn tỉnh" ngày 2-9-2008 khẳng định: "sự kiện Thái Hà là dấu chỉ quan trọng mà Chúa gởi đến cho chúng ta, chúng ta phải đọc được dấu chỉ đó". Nhân danh Chúa để thực hiện hành vi không liên quan gì tới Chúa, nhân danh "chăn chiên" để tổ chức gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản, nhân danh Chúa để biến vườn hoa Hà Ðông thành nơi tụ tập hát thánh ca, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người khác,... các sự kiện đó, phải chăng là kết quả của việc đã "đọc được dấu chỉ" của Chúa?

Nhận rõ bản chất của sự kiện, vào tối 17-9-2008, bà Phùng Tuệ Châu - người Mỹ gốc Việt theo đạo Thiên chúa, trước năm 1975 làm luật sư sống tại Sài Gòn, hiện là Trưởng ban biên tập Ðài phát thanh Tiếng quê hương (trụ sở tại quận Cam, Califonia - Hoa Kỳ) đã trả lời phỏng vấn trên VTV1 rằng: "Tôi đã gặp rất nhiều người theo đạo Thiên chúa ở hải ngoại, họ không đồng ý, họ quý trọng sự yên bình của đất nước và họ nói rằng tại sao cha Phụng lại không làm sáng danh Chúa... Nếu cho rằng Giáo xứ Thái Hà đã đòi hỏi, điều kiện thế này thế kia nhưng không được đáp ứng, thì mình phải đặt câu hỏi trở lại là những điều kiện mà Giáo xứ Thái Hà đòi hỏi có hợp pháp hay không. Nếu hợp pháp, tôi tin Nhà nước Việt Nam sẽ trả lời, còn nếu Giáo xứ Thái Hà đòi hỏi những quyền lợi do thực dân Pháp ban ơn huệ, thì bây giờ thực dân Pháp đã buộc phải trả lại chủ quyền cho Nhà nước Việt Nam thì mảnh đất đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, không thể nói đây là đất của cha, cha có chủ quyền". Trên BBC, bạn Quang Minh viết: "Qua những hình ảnh được đưa lên mạng YouTube cho thấy, Giáo xứ Thái Hà đã chuẩn bị rất kỹ để tuyên truyền cho giáo dân... Họ kích động giáo dân bằng các tin tức, thông tin tại các bản tin. Họ đưa lên các bản tin trong giáo xứ các website chống nhà nước cho giáo dân truy cập tin tức, xem thông tin. Các hình ảnh đưa lên mạng cho thấy các giáo dân rất quá khích, họ chửi bới, mạt sát rất dữ dội... Các giáo dân biểu tình cũng đã bố trí sẵn các camera để quay lại hình ảnh của cuộc biểu tình, nhưng không có hình ảnh nào cho thấy rõ ràng là công an đàn áp người biểu tình, mà chỉ thấy hình ảnh sau cùng là chảy máu mà như vậy thì ai mà tin được, chắc chắn là vu cáo"... Người bình thường cũng nhận rõ bản chất của sự kiện.

Qua các sự kiện chung quanh 42 Nhà Chung và 178 Thái Hà đã nhận được sự tiếp tay của một số thế lực đã và đang rắp tâm gây mất ổn định xã hội, phá hoại quá trình phát triển của nước Việt Nam. Thậm chí mấy "nhà dân chủ cuội" ở trong nước cũng xăng xái tham gia vào trò vè này bằng các lời lẽ ngây ngô, thể hiện mưu đồ "đục nước béo cò". Sự phối hợp trong - ngoài diễn ra thật trắng trợn và lộ liễu, mọi thông tin đều được nhanh chóng đưa lên một số phương tiện truyền thông nước ngoài, hay công bố trên internet với mục đích là càng bóp méo sự kiện càng tốt, càng reo rắc hoang tin càng hay. Trong những văn bản này, người ta dựng đứng ra rất nhiều sự kiện, trắng trợn xuyên tạc thái độ nghiêm túc của Nhà nước Việt Nam; các từ ngữ phỉ báng, thiếu văn hóa, có màu sắc đe dọa bạo lực được tung ra bất chấp sự thật, bất chấp chất ôn hòa của ngôn ngữ tôn giáo. Trong "bản hợp xướng" của các mưu ma chước quỷ về thông tin, đài RFA ủng hộ việc làm của Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà xăng xái nhất, qua các bài viết, bài phỏng vấn với nhiều câu hỏi có giọng điệu kích động... Và trong "chiến dịch truyền thông đen" này, trang tiếng Việt của website đài Vatican cũng hung hăng hiếm thấy. Hình như họ bất chấp vị thế của mình bằng việc cho đăng bài Quốc gia trên bờ vực thẳm, khi lợi nhuận và bạo lực chà đạp công lý, tôn giáo, đạo đức, chính nghĩa và lương tâm con người - một bài viết hằn học, đầy luận điệu vu cáo và xuyên tạc. Vì thế, càng bộc lộ mưu đồ sâu hiểm khi tổ chức "Năm thánh Thái Hà" tại một địa điểm mà hơn một năm qua, là "điểm nóng" của hành vi vi phạm pháp luật do một số công dân theo Thiên chúa giáo tiến hành. 

Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Ðức Giê-su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương và giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu" (Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, H.1996, tr.50). Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, số đông đồng bào theo Thiên chúa giáo đã làm tốt điều này. Nhiều vị hồng y, giám mục, linh mục như cụ Võ Thành Trinh, cụ Trịnh Văn Căn, cụ Phạm Ðình Tụng, cụ Nguyễn Văn Nhơn, cụ Sơn Lâm, cụ Nguyễn Văn Sang,... đã nêu cao lòng yêu nước, hết lòng chăm lo việc đạo, được giáo dân và đông đảo nhân dân quý trọng. Vậy mà, ngày nay, khi cả dân tộc đang xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc trong điều kiện hòa bình, một số chức sắc ở Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà, trong đó có những người còn rất trẻ như Nguyễn Ngọc Nam Phong, lẽ ra phải giúp các công dân theo Thiên chúa giáo sống "tốt đời, đẹp đạo", không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mọi người, thì họ lại nuôi dưỡng mưu đồ xấu, kích động giáo dân phá hoại cuộc sống yên bình của đất nước. Dù thế nào thì trước khi là tín đồ, họ đã là công dân, nên trách nhiệm và nghĩa vụ công dân phải đặt lên hàng đầu. Vì thế, chớ nên lạm dụng sự khoan dung của luật pháp và chính sách tín ngưỡng - tôn giáo cởi mở của Nhà nước để thực hiện những hành vi trái pháp luật, cản trở sự phát triển của xã hội. Không làm tốt trách nhiệm của công dân thì không thể thực hành đức tin, đó là điều mà bất cứ công dân theo tín ngưỡng - tôn giáo nào cũng phải tự ý thức trong việc đời, việc đạo của mình.

Núp dưới súng ống của quân xâm lược, gây ra bao tội ác với đất nước, với nhân dân, rốt cuộc, những kẻ phản dân hại nước, dù đội lốt tu hành, đều thân bại, danh liệt, nỗi nhục để đời. Bài học đó đáng để cho những ai muốn mượn tay các thế lực thù địch, thiếu thiện chí ở bên ngoài phá rối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam phải chiêm nghiệm mà dừng tay lại. Còn như họ nhắm mắt làm ngơ, cố tình vi phạm pháp luật, xúi giục những người nhẹ dạ cả tin phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta, thì nhất định họ sẽ bị pháp luật trừng trị đích đáng. Bất kể họ là ai, khoác áo nào. Không một thế lực bên ngoài nào cứu nổi họ, như đã từng tháo chạy không cứu vãn nổi!

 

NVH40 - Thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

 

Chống phá cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các thế lực thù địch có sự điều chỉnh về thủ đoạn “diễn biến hòa bình” rất nguy hiểm. Bởi vậy, việc nắm chắc những thủ đoạn đó để có đối sách xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả là vấn đề hệ trọng, cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Với mục tiêu nhất quán chống phá cách mạng Việt Nam đến cùng, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng những thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, để thích ứng với tình hình quốc tế và Việt Nam, họ đã tiến hành những thủ đoạn đa dạng và vì thế càng nguy hiểm hơn.       

       Thứ nhấtthực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác nhiều mặt để thâm nhập, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam. Họ giảm tối đa và không đi sâu vào các vấn đề, lĩnh vực tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam, nhưng thông qua mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực để thâm nhập sâu hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Họ tăng cường hợp tác quân sự, quốc phòng, kinh tế - thương mại, xúc tiến đầu tư có điều kiện để tác động, hướng lái, gây sức ép Việt Nam thay đổi cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo tiền đề cho sự thay đổi chế độ chính trị. Sự chuyển hướng này nhằm thực hiện kịch bản “dân chủ” ở nước ta; tác động vào chính sách ngoại giao của Việt Nam theo ý đồ của họ. Thông qua ngoại giao để tiếp cận hỗ trợ những phần tử “có tư tưởng thân phương Tây”, từ đó tạo ra những đột biến trong “tự chuyển hóa”; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với các hình thức giao lưu, trao đổi, tiếp xúc để quảng bá hình ảnh “ngoại giao thân thiện” kiểu phương Tây; tiếp cận sâu hơn, xâm nhập ngầm bằng các thủ đoạn tình báo để “chuyển hóa” Việt Nam, cản trở các đối tác đang và sẽ đến đầu tư ở Việt Nam. Đồng thời, tìm mọi cách làm cho Việt Nam bị mất cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước lớn, kích động mâu thuẫn quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng và ASEAN; tìm mọi cách phá vỡ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Trung, Việt - Nga,… hòng cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.

       Thứ haităng cường hoạt động xâm nhập, móc nối nhằm đẩy nhanh tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, họ ra sức tranh thủ lợi dụng những phần tử thoái hóa, bất mãn, định kiến với chế độ ở trong nước, ngấm ngầm nhen nhóm, tổ chức xây dựng lực lượng, tổ chức chính trị; đồng thời coi đó là lực lượng nòng cốt, có tính quyết định cho việc chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Một mặt, họ sử dụng những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc, như: mua chuộc, lôi kéo, kích động tâm lý,… nhằm làm như trong nội bộ ta có phe này, phái nọ để từng bước phá vỡ sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức Đảng, Nhà nước và trong xã hội. Mặt khác, lợi dụng những kẻ bất mãn, thoái hóa, biến chất, cơ hội chính trị, chống đối chính quyền và những bức xúc trong đời sống xã hội để tuyên truyền xuyên tạc hoặc thổi phồng những hạn chế, tiêu cực nhằm kích động nhân dân tụ tập, biểu tình, gây rối, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Họ âm mưu chia rẽ Đảng, chính quyền các cấp với lực lượng vũ trang và nhân dân; hỗ trợ, thúc đẩy các lực lượng đối lập hoạt động chống phá, hòng làm thay đổi nền tảng tư tưởng, gây mất ổn định chính trị, xã hội. Họ thực hiện mưu đồ này một cách thường xuyên, nhưng tập trung vào thời điểm tổ chức đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và kỷ niệm các sự kiện lớn của đất nước. Thủ đoạn thường dùng của họ là lôi kéo, mua chuộc những cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, nhất là số cán bộ bị kỷ luật hoặc có mặt chưa đồng thuận với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để “góp ý, hiến kế với Đảng”, “thư ngỏ”, “thư khẩn”, “đối thoại”, “sáng kiến pháp luật”, “tham gia đấu tranh chống tham nhũng”,… từ đó thổi phồng khuyết điểm, những khó khăn, thiếu thốn, thiệt thòi về lợi ích so với đội ngũ cán bộ đương chức để kích động, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngoài ta, họ còn dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi hòng tạo ra các thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam bàng quan, thờ ơ với những vấn đề thời cuộc; lãnh cảm chính trị, không quan tâm đến mục tiêu, lý tưởng của Đảng, v.v.

       Thứ bađẩy mạnh xâm nhập, tác động, hướng lái truyền thông Việt Nam theo ý đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là mưu đồ “dân chủ hóa” truyền thông, tức là đưa “dân chủ” vào truyền thông của Nhà nước, thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của hệ thống truyền thông phi chính thống. Vì lĩnh vực này quan trọng, tác động lớn đến đời sống xã hội, lại khó kiểm soát, kiểm duyệt đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nên là một trong những mục tiêu trọng điểm để họ triệt để lợi dụng trong quá trình chống phá cách mạng nước ta. Để đạt được mục đích, họ đã sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại với một khối lượng lớn các đài phát thanh, loại hình sách, báo chí và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác của phương Tây, của bọn phản động người Việt lưu vong để đưa tin, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Triệt để sử dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận và kích động đòi quyền “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, đòi lập báo chí tư nhân; lái báo chí, truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo ý đồ của các thế lực thù địch. Tận dụng tối đa tiềm lực và sức mạnh của báo chí, truyền thông bên ngoài, mạng xã hội để “lấn át” báo chí, truyền thông trong nước; tiếp cận, mời chào, lôi kéo giới báo chí truyền thông Việt Nam, tác động “chuyển hóa” họ xa dần tôn chỉ, mục đích và định hướng báo chí của Đảng, chạy theo xu hướng thương mại; tự do, cổ vũ, khuyến khích việc lập các trang mạng, facebook, blog,… tràn lan, khó kiểm soát. Lợi dụng ưu thế của in-tơ-nét để xây dựng hàng loạt các trang thông tin, các blog có nội dung kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng quan ngại, phần lớn số người sử dụng in-tơ-nét ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nên những thông tin xấu độc dễ làm cho lớp trẻ nhìn lệch lạc về lịch sử, xã hội và chủ trương, đường lối của Đảng; bị lung lạc niềm tin và có những hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa.

       Họ đẩy mạnh việc làm giả các website, blog mạo danh các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng,… để lừa bịp dư luận, tạo độ tin cậy cho người đọc và thu hút người truy cập. Sau một thời gian, khi đã thu hút một số lượng lớn người truy cập, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật, làm cho người đọc lúng túng trong việc tiếp nhận thông tin, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và hành vi sai trái. Đặc biệt, chúng triệt để sử dụng thủ đoạn dùng mạng xã hội, để nhanh chóng kết nối thành viên, truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước các vấn đề nhạy cảm.

       Thứ tưráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo để “chuyển hóa” Việt Nam. Đây là một “ngón đòn” thâm độc được họ tập trung thực hiện. Họ xác định giáo dục - đào tạo là một trong những mũi đột phá, là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lái nền giáo dục Việt Nam đi theo quỹ đạo của phương Tây. Để thực hiện mưu đồ này, họ thực hiện chính sách hai mặt: (1). Mở chiến dịch xuyên tạc, phủ nhận thành quả của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam, cho rằng nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất của tình trạng này là do sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo của Đảng, sự yếu kém trong quản lý của Nhà nước ta. Đây là cái cớ để họ kêu gọi phải thay đổi hiện trạng nền giáo dục Việt Nam bằng con đường mới “sáng sủa Tây học”. (2). Tiếp tục ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục phương Tây, coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Họ tăng cường sử dụng các thủ đoạn “câu khách” như: tổ chức các hội thảo, tọa đàm, triển lãm du học, tham quan các trường đại học danh tiếng,... nhằm thu hút sinh viên Việt Nam du học tạo ra một “thế hệ cán bộ thân phương Tây”, để sau này nắm dần các cương vị trọng yếu trong nền kinh tế - xã hội và thậm chí trong hệ thống chính trị. Nguy hiểm hơn, họ còn đòi loại bỏ các môn lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đào tạo; giảng viên, sinh viên được tự do về tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào, qua đó phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ.

       Thứ nămtiếp tục gia tăng các hoạt động nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Mục đích không có gì khác hơn của họ là làm cho lực lượng vũ trang ta mất phương hướng chính trị, từ bỏ mục tiêu chiến đấu, bị vô hiệu hóa. Trước đây họ đã sử dụng, hiện nay và thời gian tới thủ đoạn này càng được triệt để sử dụng với tần xuất và mưu mô ngày càng quyết liệt hơn, hòng vô hiệu hóa, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam. Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ra sức tuyên truyền phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta; làm lu mờ bản chất, truyền thống của Quân đội, Công an; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sĩ, làm mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, ra sức công kích phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với lực lượng vũ trang; đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong Quân đội. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của một vài cá nhân, đơn vị Quân đội, Công an,… hòng làm mất uy tín của Quân đội, Công an. Bằng những hoạt động tinh vi, xảo quyệt, chúng thâm nhập, móc nối, cài cắm người có tư tưởng chống đối vào Quân đội, Công an; triệt để lợi dụng mặt trái của kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực để xuyên tạc truyền thống, bản chất cách mạng của Quân đội, Công an làm phai nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, Công an nhân dân, v.v.

       Những biểu hiện trên đây tuy không hoàn toàn là những thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhưng về cơ bản đó là những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật nhất, thể hiện tính chất tinh vi, xảo quyệt và sự nguy hiểm, thâm độc của nó đã và đang không ngừng tăng lên. Vì vậy, chúng ta phải luôn tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến “không khói súng” nhưng đầy cam go, quyết liệt này.

 

NVE40-VỤ KHỦNG BỐ Ở ĐĂK’ LĂK SỰ THẬT KHÔNG THỂ BÓP MÉO

 

Từ 16-20/1/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm 100 bị cáo trong vụ khủng bố, tấn công trụ sở UBND hai xã ở Đắk Lắk, giết hại cán bộ, chiến sĩ Công an và người dân vào rạng sáng 11/6/2023. Trước, trong và sau phiên toà, trên nhiều kênh thông tin báo chí nước ngoài, các trang mạng phản động lưu vong và trang mạng cá nhân của các đối tượng chống đối đã tung ra thông tin sai sự thật với mục đích chính trị hoá vụ án.

Họ thổi phồng, suy diễn vụ việc sang hướng quy kết thành những vấn đề chính trị của đất nước và kích động, xuyên tạc chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta, đồng thời tiếp tục cổ suý, kích động cho những hành động khủng bố trên. Đài Á châu tự do (RFA) đưa bài “Vụ xả súng tại Đắk Lắk vào tháng 6/2023 là “phản kháng chống lại áp bức”; Báo điện tử BBC Tiếng Việt ngày 17/1 đưa nhiều thông tin mang tính chụp mũ, suy diễn như: “Báo chí trong nước khi đưa tin phiên tòa đều gọi các bị cáo là khủng bố, tạo ra cái nhãn “có tội” cho tất cả những người này dù chưa hề có bản án có hiệu lực của tòa”!; Đài VOA Tiếng Việt đã lồng ghép, xuyên tạc bản chất vụ việc vào nội dung bài báo như phủ nhận hành vi khủng bố và coi các hoạt động trên là sự “phản kháng áp bức”! Đồng thời, trích dẫn những nội dung sai trái khác nhắm vào miệt thị chính quyền, quy cho nguyên nhân vụ khủng bố là “họ đã bị đẩy đuổi đến bước đường cùng”!...

Ngày 22/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức thảo luận và thông qua văn kiện rà soát lần thứ 8 việc thực hiện chiến lược chống khủng bố của LHQ. Tham dự và phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh: Đối với vụ việc xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6/2023, đây là hành vi khủng bố có tổ chức nhằm vào trụ sở cơ quan nhà nước, cán bộ và dân thường...

Trước đó, ngày 20/6/2023, tại Hội nghị cấp cao của những người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của các quốc gia thành viên LHQ, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an đã có bài phát biểu khẳng định hành động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk là tội phạm khủng bố có tổ chức...

Vì vậy, phiên toà xét xử 100 bị cáo trong vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk ngày 11/6/2023 là tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, các nghĩa vụ theo luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế. Đồng thời trong quá trình điều tra vụ án, Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan trong hoạt động phòng, chống khủng bố. Đến nay, các đối tượng đều đã ăn năn, hối cải, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình, thừa nhận do thiếu hiểu biết hoặc do bị đe doạ nên đã tham gia hoạt động phạm tội. Các đối tượng xin được Đảng, Nhà nước xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Kết quả điều tra đã làm rõ được toàn bộ diễn biến sự việc và tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các đối tượng. Công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện khách quan, công bằng, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bản chất của chiêu trò chính trị hóa vụ án hình sự phiên toà xét xử vụ án cho thấy rõ ý đồ đánh tráo bản chất nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động. Người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ nhận trước chiêu trò ấy, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cực đoan, cơ hội chính trị; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân./.

         

 

NVE40-SỨ MỆNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Trong những ngày này, cả nước ta đang nô nức phấn khởi chào đón năm mới 2024 và tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thì các thế lực thù địch, phản động lại tỏ ra tức tối, hậm hực trước những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, rồi điên cuồng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam. Trong bài viết “Đảng búa liềm Cộng sản Việt Nam: Búa đập đầu công nhân, liềm cắt cổ nông dân” đăng trên mạng xã hội, với cái nhìn định kiến và hận thù, Trần Hoài Nam đã cho rằng “mọi tầng lớp dân chúng đều bị rơi vào vô vàn tai ương dưới sự cai trị hà khắc của Đảng Cộng sản”, “toàn dân Việt Nam bị Đảng Cộng sản Việt Nam đầy đọa, đất nước hoang tàn”… Đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái, xuyên tạc tình hình kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân; hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước và xã hội Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử, không thể thay thế.

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp xâm lược, đặt ách thống trị, đất nước ta mất quyền độc lập, nhân dân ta phải chịu cảnh lầm than. Trước ách thống trị, nô dịch, bóc lột hà khắc, tàn bạo của thực dân, phong kiến, trên khắp đất nước đã có nhiều cuộc đấu tranh, phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến, tư sản nổ ra, nhưng đều thất bại. Những thất bại đó do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu là do chưa có đường lối, tư tưởng phù hợp với thời đại và nguyện vọng của nhân dân.

Giữa lúc cả dân tộc đang bế tắc về dường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, đó là con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã tích cực chuẩn bị mọi mặt, nhằm hình thành một chính đảng để lãnh đạo phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc và nhân dân, bởi Đảng có đường lối đúng đắn, gồm những người ưu tú nhất, đại biểu cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu bức thiết về lực lượng lãnh đạo, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, khơi dậy, quy tụ được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, được quần chúng nhân dân tin tưởng, đi theo. Đó là sự lựa chọn của lịch sử. Ngay khi mới 15 năm tuổi, Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm cuộc Cách mạng tháng Tám “long trời lở đất”, giành độc lập, tự do cho dân tộc sau gần một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ; nhân dân Việt Nam thoát khỏi “kiếp ngựa trâu”, trở thành người làm chủ vận mệnh của mình. Tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khi kết thúc chiến tranh, Đảng đã khởi sướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, vào nhóm những nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao (giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm, năm 2023 là khoảng 5,05%). Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bình quân thu nhập đầu người năm 2020 là 3.561 USD, năm 2023 là 4.284 USD. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu nổi bật…

Những bằng chứng lịch sử và thực tiễn cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân dần được nâng lên, quyền và lợi ích cơ bản của người dân được bảo đảm, đa số nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chứ không phải bị “đày đọa” như sự xuyên tạc của Trần Hoài Nam.

Thứ hai, bạn bè quốc tế đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và cộng đồng quốc tế.

Đối với những người có cái nhìn khách quan, không định kiến, khi đề cập đến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong 94 năm qua, đều đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Philip Fernandez, thành viên của Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Canada, nhấn mạnh “Uy tín và vị thế cao của Việt Nam trên trường quốc tế đã phản ánh sức mạnh chính trị và ý thức hệ của Đảng, cũng như khả năng tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam khi tìm ra phương hướng trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, và cùng với sự tham gia của nhân dân đã đưa ra chương trình nghị sự nhằm xây dựng một nước Việt Nam hiện đại. Một ưu điểm nổi bật của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là khả năng ứng dụng một cách sáng tạo các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện của Việt Nam để đạt được các mục tiêu ở quy mô quốc gia và quốc tế. Điều này cũng phản ánh niềm tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng. Và niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã được thể hiện khi Việt Nam đã trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối”.

Tương tự, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Victor Kot cho rằng, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cả đối với phong trào cách mạng thế giới. Trong thế kỷ 20 và những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Việt Nam đã tạo ra được sự khích lệ lớn lao cho việc hình thành phong trào quốc tế cộng sản, cho cuộc đấu tranh của những người cộng sản và cách mạng, cũng như lịch sử nhân loại.

Nhà Việt Nam học kỳ cựu Evghenhi Kobelev, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) cũng đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm chiến tranh, cũng như thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế. Ông Evghenhi Kobelev nhấn mạnh Việt Nam gần như đã 20 năm phát triển kinh tế ở tốc độ cao, GDP tăng trưởng 6-7%/năm, và thành quả này rõ ràng là nhờ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ những thành tựu của đất nước ta đạt được trong 94 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những tiếng nói khách quan của bạn bè quốc tế đã chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, không thể thay thế. Đó là những bằng chứng sinh động, thuyết phục đập tan mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam./.

 

NVE40-GỐC RỄ ĐỂ BẢO VỆ VỮNG CHẮC NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

 

Để công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thực sự có hiệu quả, cần xuất phát từ lòng yêu nước chân chính, với niềm tin vào thắng lợi và góp phần tri ân những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc; tuyệt đối tránh hiện tượng chiếu lệ, hình thức, nói không đi đôi với làm. Lòng yêu nước, niềm tin thắng lợi - gốc rễ lâu bền trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, hồn cốt tạo nên những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi lẽ, từ nền tảng tư tưởng đó, Đảng ta phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối phù hợp, đúng đắn; cụ thể hóa trong chính sách, pháp luật của Nhà nước; từng bước đi vào vào quần chúng nhân dân thông qua công tác tư tưởng, biến thành hành động cách mạng thiết thực, hiệu quả, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Vậy nên, để tiếp tục giành thắng lợi và bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng, tất yếu phải bảo vệ Đảng. Muốn bảo vệ Đảng, trước hết phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Suy cho cùng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ chính là bảo vệ cuộc sống, văn hóa, con người, cốt cách, trí tuệ Việt Nam. Trách nhiệm bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng không chỉ là công việc của cán bộ, đảng viên mà là của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.

Sự thâm độc của các thế lực thù địch, phản động là dùng mọi thủ đoạn tấn công vào “cái gốc”, tức là chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, triệt tiêu con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Từ đó, chúng xuyên tạc Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng; phủ nhận vai trò lãnh đạo, công lao, đóng góp của Đảng; đòi đổi tên Đảng, kêu gọi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi “thực hiện cạnh tranh chính trị, thiết lập chế độ đa đảng”. Cùng với đó là sự xuyên tạc, phủ nhận thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; khoét sâu sai lầm, khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng; xuyên tạc đoàn kết nội bộ và bôi nhọ thân thế, sự nghiệp, đời tư của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Do đó, Đảng ta đã xác định, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân mà tuyên giáo là lực lượng nòng cốt; đồng thời, là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội và của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay càng đòi hỏi phải bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, vì những lý do: 1) Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác này đối với xây dựng Đảng và đối với quá trình xây dựng đất nước; 2) Xuất phát từ sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch; 3) Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, đặc biệt là từ sự tan rã, sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu; 4) Xuất phát từ thực tế ở trong nước, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Song, để công tác này có hiệu quả, cần xuất phát từ trái tim yêu nước, có niềm tin chiến thắng, với trách nhiệm bảo vệ giống nòi, giang sơn gấm vóc Việt Nam, chứ không phải bằng mệnh lệnh, gượng ép, đối phó. Một khi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được như vậy, tích cực hành động bằng trái tim tin tưởng, trách nhiệm, nhiệt huyết, chắc chắn nền tảng tư tưởng của Đảng luôn được bảo vệ vững chắc.

Rọi chiếu vào lịch sử cách mạng Việt Nam, toát lên chân lý: Muốn có chiến thắng, tất yếu phải có niềm tin vào chiến thắng và khi đó mới có sự đồng tâm hợp lực hành động muôn người như một, cống hiến, hy sinh bằng chính sự “chỉ đường, dẫn lối” của trái tim yêu nước chân chính. Chính niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc, vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài trí của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là cội nguồn sức mạnh bao trùm, kết nối không gian, vượt qua thời gian, tạo sự bền bỉ, kiên cường, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, làm nên thắng lợi vĩ đại. Chính nhờ có niềm tin đã tạo nên những trái tim nhiệt huyết, thôi thúc bản lĩnh, bất chấp hy sinh, gian khổ để xông pha vào các cuộc trường chinh ròng rã gần 100 năm chống ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và can thiệp của Mỹ; 21 năm chống ách thống trị thực dân kiểu mới và chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai. Niềm tin ấy chính là cội nguồn sức mạnh bất diệt, nguồn cảm hứng, động viên lớp lớp thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong công cuộc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng hôm nay, luôn cần có và phải có niềm tin ở cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người trong bộ máy trực tiếp làm công tác này (Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc, Nhóm chuyên gia, Cộng tác viên...). Mỗi khi chúng ta có niềm tin vào thắng lợi, ắt sẽ có cách thức tiến hành để đạt đích thắng lợi. Một khi có niềm tin và trái tim yêu nước chân chính thì lập trường sẽ không dao động, tâm không gợn sóng, hành động không gượng gạo, không chạy theo phong trào và thành tích, càng không vì đối phó, hình thức, mệnh lệnh. Đó chính là gốc rễ đem lại kết quả tích cực, lâu bền trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Do vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, không đơn thuần là bảo vệ cho hiện tại mà còn là bảo vệ thành quả của quá khứ và tạo sự vững bền ở tương lai. Bởi lẽ, “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta... Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”.

Từ đó, những lúc bản thân phải gánh vác nhiều công việc, có thể chịu mệt nhọc hơn, hoặc thiệt thòi trong cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm; hoặc bị non kém hơn về quyền lợi, bổng lộc thì vẫn vui vẻ, với tâm niệm đóng góp của bản thân chưa xứng đáng với những đồng chí đã cống hiến, hy sinh. Nếu gặp nghịch cảnh nào đó của thực tế, bản thân có thể chạnh lòng, nhưng không được phép hụt hẫng, nhụt ý chí phấn đấu, mà cần có suy nghĩ tích cực, vượt qua để góp phần tri ân những người đã chiến đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân; luôn xác định làm việc là vì trách nhiệm tri ân, chứ không phải vì để được tôn vinh thành tích cá nhân. Theo đó, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng là một cách thức góp phần trả ơn người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trái tim nhiệt huyết, niềm tin vững chắc và lòng tri ân chân thành, sâu sắc chính là gốc rễ quan trọng, góp phần quyết định, đem lại kết quả tích cực trong cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Đó cũng là tiền đề, điều kiện tiên quyết, cơ sở để thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, để “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH”./.

 

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...