Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

NVB40 - KHÔNG THỂ ĐÁNH TRÁO BẢN CHẤT PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ KHỦNG BỐ

 

Từ ngày 16/1 đến ngày 20/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, khủng bố, tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, che giấu tội phạm” tại ĐắkLắk. Thông tin từ tòa án tỉnh ĐắcLắk cho biết, vụ án có 100 bị cáo, trong đó có 53 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; 39 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố”; 01 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”; 01 bị cáo về tội “Che giấu tội phạm”. Ngoài ra, có 06 bị cáo ở nước ngoài (Y Mút Mlô, Y Bút Êban, Y Niên Êya, Y Čik Niê, Y Chanh Byă và Y Quynh Bdap) bị xét xử vắng mặt về tội “Khủng bố”.

Trên nhiều kênh thông tin báo chí nước ngoài, các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong và trang mạng cá nhân của các đối tượng chống đối đã tung ra thông tin sai sự thật. Họ cố tình đánh tráo bản chất, biến vụ khủng bố thành vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong các dân tộc ở Tây Nguyên nhằm kích động tâm lý kỳ thị dân tộc, gây chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Đồng thời tạo cớ để kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Âm mưu cơ bản, lâu dài của các đối tượng chống đối trong và ngoài nước đối với vùng đất Tây Nguyên là xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp quyền của người dân tộc thiểu số; tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng tự trị, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”. Đồng thời, tạo ngòi nổ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những khu vực khác hình thành nhiều “điểm nóng xung đột”, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ hình thành các điểm nóng trong nước, các đối tượng kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài vào tình hình nội bộ của Việt Nam và làm suy giảm uy tín của Việt Nam với quốc tế.

Ngày 22/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức thảo luận và thông qua văn kiện rà soát lần thứ 8 việc thực hiện chiến lược chống khủng bố của LHQ. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định, việc thông qua văn kiện bằng đồng thuận thể hiện thông điệp thống nhất và mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế không chấp nhận chủ nghĩa khủng bố dưới bất cứ hình thức nào. Đối với vụ việc xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6/2023, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, đây là hành vi khủng bố có tổ chức nhằm vào trụ sở cơ quan nhà nước, cán bộ và dân thường. Đồng thời tái khẳng định lập trường của Việt Nam phù hợp với các văn kiện của LHQ liên quan, lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, do bất kỳ ai thực hiện, ở đâu và vì bất kỳ mục đích gì.

Trước đó, ngày 20/6/2023, tại Hội nghị cấp cao của những người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của các quốc gia thành viên LHQ, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an đã có bài phát biểu nêu rõ bốn nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam. Đại diện Bộ Công an đã khẳng định hành động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk là tội phạm khủng bố có tổ chức.

Ngày 02/10/2023, Ủy ban pháp lý (Ủy ban 6) của Đại hội đồng LHQ khóa 78 đã khai mạc và tiến hành thảo luận nội dung các biện pháp để loại trừ chủ nghĩa khủng bố quốc tế với sự tham dự của các nước thành viên và các tổ chức quốc tế, khu vực. Tham dự và phát biểu thảo luận, tham tán công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết lên án khủng bố dưới bất kỳ hình thức và với động cơ nào. Việt Nam ủng hộ các biện pháp chống khủng bố phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, các nghĩa vụ theo luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế. Vụ tấn công khủng bố xảy ra tại xã Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6/2023, đại diện Việt Nam cám ơn các đối tác đã lên án vụ tấn công và nhân dịp này, đề nghị các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra, xét xử số đối tượng còn đang lẩn trốn.   

Vì vậy, phiên toà xét xử vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk ngày 11/6/2023 là tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, các nghĩa vụ theo luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế. Đồng thời trong quá trình điều tra vụ án, Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan trong hoạt động phòng, chống khủng bố. Công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện khách quan, công bằng, tuân thủ các quy định của pháp luật. Kết quả điều tra đã làm rõ được toàn bộ diễn biến sự việc và tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các đối tượng. Người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước chiêu trò đánh tráo bản chất vụ án nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động; không được tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cực đoan, cơ hội chính trị; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...