Ngày 12/01/2024, trên
trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Ba tổ chức phi chính phủ đề
nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam vi phạm tự do internet", nội dung đưa
ra “Bản đệ trình chung” của ba tổ chức Hiến chương 19 (Article 19), Sáng kiến
Pháp lý Việt Nam và Open Net gửi Liên hợp quốc xuyên tạc Luật An ninh mạng năm
2018 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ “Quy định chi
tiết một số điều của Luật An ninh mạng”; vu cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm
trọng” các công ước của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quản lý internet; sử dụng
“vô căn cứ” các điều luật để xử phạt “hành vi biểu đạt trực tuyến".
Cần khẳng định rằng, các quan điểm trên là hoàn toàn sai trái,
không đúng với thực tế phát triển và sử dụng internet, mạng xã hội ở Việt Nam
điều đó thể hiện:
Thứ nhất, ở Việt Nam mạng xã hội được hoạt động tự do theo khuôn
khổ của pháp luật nhà nước Việt Nam
Có thể thấy, xu
hướng con người sử dụng không gian mạng ngày càng gia tăng, tác động lớn tới
không gian sống thực của con người. Không chỉ mang đến nguồn thông tin vô tận,
không gian mạng còn là nơi kết nối xã hội loài người, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh và gia tăng giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính “ảo”,
dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động
phát tán tin giả, thông tin xấu, độc.
Thực tế, tin giả, thông tin xấu, độc thường có xu hướng lan
truyền nhanh hơn tin chính thống từ các phương tiện truyền thông. Đây là một
thách thức không chỉ riêng với Việt Nam, mà còn với tất cả các quốc gia trên thế
giới. Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng
mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng
tăng. Các nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn như Facebook
(91,6%), Zalo (90,1%), TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram
(55,4%)... đang là môi trường phát tán tin giả,
thông tin xấu, độc phổ biến nhất. Năm 2020, Google thống kê Việt Nam đứng tốp
10 các nước có số lượng thông tin vi phạm chính sách bị yêu cầu xử lý. Đặc biệt,
việc các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang
triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước, đặt công tác quản lý thông tin trên mạng, định hướng dư luận ở nước
ta đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc quản lý hiệu quả
không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng nhằm hạn chế tối đa những mặt
trái, đồng thời phát huy mặt tích cực, khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích
của mạng xã hội đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta.
Những con số biết nói về
sự phát triển viễn thông, Internet đến năm 2023: Số thuê bao tăng rộng cố định
tăng từ 13 triệu lên 22,5 triệu; Số thuê bao tăng rộng di động tăng từ 52,84
triệu lên 84,88 triệu, chiếm tỷ lệ 85,4% dân số; Lưu lượng dữ liệu sử dụng/thuê
bao băng rộng di động hàng tháng tăng từ 2,9G lên 12,2G; Có 78,6 triệu người
Việt sử dụng Internet, chiếm 79,1% dân số; Internet Việt Nam được chuyển đổi
sang thế hệ mới hoạt động với IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 đạt 60%, đứng thứ 9
thế giới.
Chúng ta biết rằng, với
cơ chế hoạt động của mạng xã hội có tính chất tương tác cao, dễ dàng chia sẻ
những thông tin cá nhân với nhau, nên đã thu hút số người tham gia ngày càng
đông, trong đó có giới trẻ. Điều này đã tạo ra mặt thuận lợi cho mọi thành viên
khi tham gia mạng xã hội, đó là có thể chia sẻ cũng như tìm kiếm những thông
tin cần thiết phục vụ nhu cầu hoạt động riêng của từng người. Tuy nhiên, bên
cạnh những thông tin chính thống, bổ ích, có tính chất giáo dục, còn có các
thông tin không chính thống, sai sự thật, xuyên tạc, cổ súy cho lối sống lệch
chuẩn cũng được đưa lên mạng xã hội với các mục đích khác nhau. Do đó, mạng xã
hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Thứ hai, Việt Nam luôn luôn tôn trọng quyền tự do cơ bản của con
người, trong đó có quyền tự do thông tin
Các thế lực thù địch với
cách nhìn phiến diện cho rằng, ở Việt Nam không có tự do mạng xã hội, rằng mạng
xã hội ở Việt Nam bị đàn áp, người dùng mạng xã hội không được bày tỏ chính
kiến, suy nghĩ của mình… Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt và sai sự thật, bởi
vì Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ
các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do
internet. Thực tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong phát
triển kinh tế, một phần là nhờ chúng ta tận dụng tốt cơ hội từ internet, chính
điều kiện tự do phát triển về internet và mạng xã hội đã góp phần quan trọng
trong xây dựng, phát triển đất nước; điều này đã là một phần tất yếu của các
tầng lớp xã hội.
Ở Việt Nam, thông qua các trang mạng xã hội, người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình; không những thế còn có nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân… Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở Việt Nam đã minh chứng rằng, ở Việt Nam không có chuyện đàn áp mạng xã hội, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm sự phát triển tự do. Thực hiện quyền tự do internet, mạng xã hội luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhờ đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, internet để vi phạm pháp luật Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “Việt Nam là nước có chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”. Để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng. Luật này sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên internet. Khi tuân thủ đầy đủ các quy định giống như doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ bình thường. Do vậy, Luật An ninh mạng đi vào hoạt động, sẽ không có chuyện Google hay Facebook bị cấm tại Việt Nam như nhiều người đã lo ngại…
Thứ ba, Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng
mạng xã hội
Hiện nay, Việt Nam đang
triển khai công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt
động lợi dụng internet, mạng xã hội vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ phù
hợp với Việt Nam mà còn phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay ở Mỹ,
quốc gia tự cho mình là “đất nước tự do”, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành nhiều văn
bản luật xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng bố, kích
động bạo lực, khiêu dâm trẻ em hay vi phạm sở hữu trí tuệ. Năm 2017, Liên minh
châu Âu (EU) yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh ngay các điều
khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, tin sai
sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc. Tháng 5/2023, EU lại
yêu cầu các nền tảng mạng xã hội này phải có trách nhiệm pháp lý trước những
thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Chính phủ Thái Lan yêu cầu các nhà cung cấp
dịch vụ internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản, clip có “nội dung
không phù hợp” trên các mạng xã hội, như: Youtube, Facebook, Line và Twitter. Ở
Singapore cũng có quy định về việc nói xấu, phỉ báng, vu khống trên mạng xã hội
sẽ phải đối diện án phạt đến 100.000 đôla Singapore hoặc phạt tù tới 03 năm
(hoặc cả hai); tội vu khống, nói xấu được áp dụng mức phạt đến 20.000 đôla
Singapore hoặc phạt tù 12 tháng (hoặc cả hai).
Do đó, ở Việt Nam không
hề có chuyện đàn áp mạng xã hội, hay tra tấn trái pháp luật bất kỳ blogger nào.
Rõ ràng đằng sau những thông tin bịa đặt đó là âm mưu chính trị của các thế lực
thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét